Friday, August 14, 2020

Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 7 - Hai Sự Thật: Chân đế và Tục đế - Thứ Năm, ngày 9 tháng 7, 2020

 Thắng Pháp Abhidhamma

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma
Ngày 9.7.2020

Bài 7
Hai Sự Thật: Chân đế và Tục đế

Pháp Âm Link:

http://www.phapluan.net/PhapAm_2020/Thang_7/9-7-2020_ThangPhapAbhidhamma_ChanDe_TucDe_TTTueSieu.mp3

Theo Thắng Pháp Abhidhamma thuật ngữ Pháp – dhamma trong ý nghĩa rộng nhất là tất cả những gì có thực thể hay sự thật.  Cách định nghĩa và phân chia các thực thể là một trọng điểm mà tất cả những ai nghiên cứu Abhidhamma đều phải nhận rõ. Có hai thực thể hay sự thật là tục đế (sammutisacca) và chân đế (paramatthasacca). Một vài ví dụ sau đây để nhận rõ về hai sự thật nầy.

Quy ước và thực tướng
Ngôn ngữ có tánh cách quy ước theo vùng miền thí dụ trong Nam Việt gọi khoai mì ở miền Trung gọi là sắn trong lúc trong Nam gọi là củ sắn ở miền ngoài gọi là củ đậu. Tên gọi sai biệt nhưng vẫn đúng là quy ước không vì vậy nói cách gọi nào là sai chỉ là quy ước mỗi vùng mỗi khác.
Tương đối và tuyệt đối
Trong cách nói tương đối thì một vài cách diễn đạt có thể chấp nhận mặc dùng không đúng nếu nói tuyệt đối thí dụ “mặt trời đã lặn” (thực tế là trái đất xoay) hay “chỗ ngồi trên xe bus nầy là của tôi”  (thực tế thì khi xuống xe không thể mang theo cái ghế về nhà)
Giới hạn và không giới hạn bởi thời gian
Có những hành động đánh giá mang tính thời gian hay văn hoá thí dụ “gặp khách mà không bắt tay chào hỏi là thiếu thân thiện”; nhưng “tạo nghiệp bằng tâm sân sẽ tạo quả khổ” là điều không thay đổi dù trong quá khứ, hiện tại hay vị lai.
Thường thức và kinh viện
Có những cách nói hoàn toàn có thể chấp nhận theo thường thức nhưng không thể áp dụng nếu nói một cách tinh xác bác học thí dụ câu:
“Ai dùng các hạnh lành,
Xóa mờ các ác nghiệp ,
Chói sáng cõi đời này,
Như trăng thoát mây che”.
Mây che khuất cái nhìn của con người chứ mặt trăng thì không có thoát hay không thoát đám mây.

Đại loại và vỹ mô
Trong cách nói chung chung như thường gặp trong Kinh Tạng: Nghiệp có cả trắng lẫn đen thì cho quả đen lẫn trắng. Nhưng trong Thắng Pháp Tạng thì trắng là trắng, đen là đen. Trong một quá trình thì có những sát na thiện hay bất thiện nhưng không có cái tâm nào mang cả hai.

Để có thể phân biệt được ý nghĩa của hai từ chân đế và tục đế trong Thắng Pháp nên kiên nhẫn đào sâu vào giáo trình không nên chỉ dựa vào vài thí dụ trên.

 Từ vựng sacca dịch là “đế” hay sự thật là những thực thể, thực tế như trong câu “sự thật như thế nào thì chấp nhận như vậy”. Đôi khi người ta dùng chữ “thi thiết (đối đãi)” chỉ cho tục đế nhưng cách dùng đó không chính xác. Thí dụ người ta nói “Paris là kinh đô ánh sáng” đó là một quan niệm mang tính đối đãi (vào thời xa xưa đó, so với những thành phố khác của Âu Châu); sự thi thiết (conceptualization) không nên hiểu là tục đế. Gọi Paris là Ba Lê là sự thật theo tục đế. 

Cả hai cách nói theo tục đế và chân đế đều được Đức Phật sử dụng thí dụ Ngài dạy tất cả pháp hữu vi hay năm uẩn đều không có gì “là ta, là của ta, là tự ngã của ta” nhưng Đức Phật vẫn nói “con của Như Lai” hay “y áo thuộc về một tỳ kheo”. Người học Thắng Pháp không nên xem thường tục đế hoặc xem đó là “sự thật thế tình” không có giá trị gì.

Thiền ngữ “ngón tay chỉ mặt trăng” để nhắc nhở dù ngón tay không phải là mặt trăng nhưng nhờ vậy thấy được mặt trăng. Thí dụ nầy có thể tạm dụng để nói sự liên hệ giữa tục đế và chân đế. “Thấy con rắn ngỡ là sợi dây” đó là sự nhầm lẫn của ảo giác không thể để thí dụ cho hai sự thật.

Pháp trong  ý nghĩa tổng thể có nghĩa là sự thật dù là tục đế hay chân đế.

Sự thật có những phạm trù tương đối và tuyệt đối
Trong sự trình bày giáo pháp Đức Phật sử dụng cả hay ngôn ngữ tục đế và chân đế.

Chân đế và tục đế trong biểu đồ chư pháp:


Bài học trước là: Pháp - Dhamma
Bài học tiếp theo sẽ là: Tục đế



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

  Thảo luận 1. Có câu trong Tam Tạng "có hành động nhưng không có người hành động" phải chăng điều nầy mâu thuẫn với Luật tạng "vị Tỳ kheo nầy đã vi phạm học giới nầy"....? - TT Pháp Đăng 

Thảo luận 2. Trong Tam Tạng dùng cả hai cách nói theo tục đế và chân đế. Làm sao chúng ta có thể phân biệt? - TT Tuệ  Quyền

   Thảo luận 3. Có cần thiết chăng để phân biệt sự thật nào là tục đế, sư thật nào là chân đế? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận    
     


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment