Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma
Ngày 23.7.2020
Bài 11
Tâm Ngũ Quan
Pháp Âm Link:
http://www.phapluan.net/PhapAm_2020/Thang_7/23-7-2020_ThangPhapAbhidhamma_Bai11-TamNguQuan_TTTueSieu.mp3
Trong ngôn ngữ phổ thông ngũ quan gồm có thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
Trong Thắng Pháp Abhidhamma được biết với tên gọi “ngũ song thức” nghĩa là năm cặp thức: cặp nhãn thức, cặp nhĩ thức, cặp tỷ thức, cặp thiệt thức, cặp thân thức. Gọi là “cặp” vì mỗi giác quan có hai tâm biết cảnh tốt hay biết cảnh xấu như tâm nhãn thức có 2 là nhãn thức quả thiện (thấy cảnh sắc tốt) và tâm nhãn thức quả bất thiện (thấy cảnh sắc xấu). Bốn giác quan còn lại cũng có cặp như vậy.
Điểm thú vị cần ghi nhớ ở đây là theo Thắng Pháp Abhidhamma tâm ngũ quan không có phân định, xử lý cảnh hay dựa trên định kiến để xác định cảnh tốt hay xấu mà hoàn toàn là thứ tâm quả sanh lên do nghiệp.
Để hiểu điều trên nên nhận rõ điểm nầy các tâm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức biết các cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc trong hình thái sơ đẳng nhất thí dụ như tâm nhãn thức chỉ nhận biết đường nét vuông, tròn hay màu sắc xanh đỏ, vàng trắng chứ không phân biệt đây là tranh Picaso hay cảnh trí sơn thuỷ hữu tình. Tất cả những phân biệt định đoán, nhồi nặn, phản ứng đối với cảnh thuộc các tâm xử lý (javana).
Vì tính cách tương đối muội lược của tâm ngũ quan nên bốn cặp đầu (cặp nhãn thức, cặp nhĩ thức, cặp tỷ thức, cặp thiệt thức) đều thọ xả. Riêng cặp thân thức thì có hai: thân thức thọ khổ (tâm quả bất thiện) và thân thức thọ lạc (tâm quả thiện).
Mặc dù 10 tâm ngũ quan đóng vai trò tương đối đơn giản trong tiến trình tâm thức nhưng lại là sự ghi nhận năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc trong trạng thái uyên nguyên và trung thực nhất nên có ảnh hưởng quan trọng đối với chúng sanh trên cả ba phương diện nghiệp, quả và phiền não.
Mặc dù 10 tâm ngũ quan làm việc có tánh cách máy móc (cơ năng) nhưng ngay ở những tâm nầy là sự thể hiện của quả nghiệp tốt xấu. Trong mỗi tiến trình tâm đều có cả ba thứ tâm nhân, quả, không nhân cũng không quả. 10 tâm ngũ quan thuộc tâm quả.
Trong cách nói đại loại thì quả của nghiệp có thi pha trộn giữa quả thiện và bất thiện thí dụ một người khổ vì nhiều tiền, vì quá đẹp hay quá tài hoa. Nhưng trong cách trình bày vĩ mô của Thắng Pháp thì quả thiện là quả thiện, quả bất thiện là quả bất thiệt. Phân định rõ ràng.
Cách gọi năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác tương đồng với nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức nhưng không hoàn toàn tương đồng với “thấy, nghe, ngữi, nếm, đụng” trong ý nghĩa “năng động hay tìm kiếm”. Ở đây chỉ đơn thuần là biết cảnh.
Khi nói về ngũ dục thường nêu năm cảnh là sắc, thinh, hương, vị, xúc như khi nói về năm cảnh của ngũ quan thì là sắc, thinh, khí, vị, xúc. Hương chỉ cho mùi thơm trong lúc khí chỉ cho tất cả mùi khứu giác nhận biết.
Tuy tâm ngũ quan chiếm phần tương đối ít trong đồ biểu về tâm của Thắng Pháp nhưng không phải vì vậy mà không quan trọng. Năm giác quan nầy có ảnh hưởng sâu xa đối với đời sống, khuynh hướng, cảm thọ, ái nhiễm, hạnh nghiệp và cảnh giới thọ sanh. Những ảnh hưởng lớn nầy đều được nhấn mạnh trong cả ba tạng.
Phần lớn cuộc sống với những lãnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị … đều xây dựng trên cơ sở của ngũ quan thí dụ thời trang để thoả mãn thị giác; âm nhạc thoả mãn thính giác; kỹ nghệ nước hoa để thoả mãn khứu giác; ẩm thực thoả mãn vị giác; giường nệm bàn ghế cho xúc giác…
Tâm ngũ quan được biết trong thuật ngữ của Thắng Pháp là ngũ song thức.
Ngũ song thức là thứ tâm làm việc máy móc trong tiến trình tâm không mang thuộc tánh thiện hay bất thiện nên thuộc nhóm “tâm vô nhân”
Theo Thắng Pháp cảnh tốt xấu trong đối với ngũ quan do nghiệp quá khứ chứ không do phán xét, phân định trong tánh cách xử lý hay phản ứng.
Ngũ quan trong biểu đồ chư pháp:
Một thí dụ về ngũ quan trong tiến trình tâm
Bài học trước là: Tâm
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm ngũ quan (tiếp theo)
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Cảnh tốt hay cảnh xấu là chủ quan hay khách quan ? ( thí dụ một ly nước ngọt có lúc nào đó thấy ngon nhưng lúc khác thì không ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Sự đầy đủ hay khiếm khuyết các giác quan là hữu phước hay vô phước?Thí dụ phạm thiên không có khứu giác vị giác hay trường hợp người bị lây nhiễm covid bị mất khứu giác và vị giác. - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Nếu suy niệm theo Thắng Pháp Abhidhamma thì khi các cảnh sắc , thinh, khí, vị , xúc hiện khởi, và ngay cả đối với các tâm làm việc xử lý (javana) sanh khởi tiếp theo trong một tiến trình tâm thì gần như hoàn toàn không thể can thiệp gì được nhưng tại sao Phật pháp dạy về sự thu thúc lục căn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao người ưa thích ngũ dục mạnh mẽ thường có thói quen hướng ngoại? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Trong kinh có dạy về ví dụ khúc gỗ trôi ra biển có thể bị tấp bên nầy, tấp bên kia chỉ cho sự ái chấp đối với sáu căn hoặc sáu cảnh. Tại sao không tính chung mà tính riêng là bờ bên nầy hay bờ bên kia? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 2. Sự đầy đủ hay khiếm khuyết các giác quan là hữu phước hay vô phước?Thí dụ phạm thiên không có khứu giác vị giác hay trường hợp người bị lây nhiễm covid bị mất khứu giác và vị giác. - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Nếu suy niệm theo Thắng Pháp Abhidhamma thì khi các cảnh sắc , thinh, khí, vị , xúc hiện khởi, và ngay cả đối với các tâm làm việc xử lý (javana) sanh khởi tiếp theo trong một tiến trình tâm thì gần như hoàn toàn không thể can thiệp gì được nhưng tại sao Phật pháp dạy về sự thu thúc lục căn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao người ưa thích ngũ dục mạnh mẽ thường có thói quen hướng ngoại? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Trong kinh có dạy về ví dụ khúc gỗ trôi ra biển có thể bị tấp bên nầy, tấp bên kia chỉ cho sự ái chấp đối với sáu căn hoặc sáu cảnh. Tại sao không tính chung mà tính riêng là bờ bên nầy hay bờ bên kia? - ĐĐ Pháp Tín
III Trắc Nghiệm
Kính thưa TT Giác Đằng;
ReplyDeleteBiểu Đồ Chư Pháp hình như không đúng trong phần Tâm, hàng thứ 1 vì đề ra 8 tâm. Con nghỉ nếu đó là tâm bất thiện cơ năng thì chỉ có 7 tâm mà thôi.
Trong phần Sắc thì hàng thứ 4, nếu là Sắc tánh thì chỉ có 2 sắc chứ không phải 3 sắc như vậy.
Con thành tâm tri ân hạnh Pháp thí của Sư và các Sư khác cùng các Phật tử đã và đang góp sức để tạo thuận duyên cho chúng con trong việc tu học.
Sadhu, Sadhu
Phật tử Tịnh Hảo