Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng sư: TT Tuệ Siêu & TT Giác Đẳng
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY 2/7/2020
Bài 5
Bố cục của giáo trình Thắng Pháp
Pháp Âm Link:
http://www.phapluan.net/PhapAm_2020/Thang_7/2-7-2020_ThangPhapAbhidhamma_Bai5BoCucCuaGiaoTrinhThangPhap_TTTueSieu.mp3
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma từ thời ban sơ vốn có nhiều hình thức sai biệt mãi cho đến thế kỷ thứ VII khi quyển sách Abhidhammasangaha được ngài A xà lê Anuruddha soạn thảo thì mới có một trình tự tương đối phổ thông trong giới học Phật. Giáo trình nầy kết hợp bố cục của tác phẩm kể trên cùng với giáo trình Siêu Lý Sơ Đẳng, Trung Đẳng và Cao Đẳng của Ngài Tịnh Sự đồng thời cũng có một số hoán chuyển lâý từ những lớp học trong thời gian qua.
I. Tổng quan
II. Tâm thức
III. Thuộc tánh của tâm
IV. Diễn trình tâm thức
V. Tương quan tâm thức
VI. Vật chất
VII. Chúng sanh, cảnh giới, nghiệp quả
VIII. Pháp vô vi
IX. Chư pháp phân chia theo thể loại
X. Pháp chế định
XI. Những nguyên tắc định danh và xác lập
XII. Duyên hệ
XIII. Duyên sinh
XIV. Những ứng dụng của Thắng pháp
Chữ saṅgaha thường được dịch là tập yếu, toát yếu, khái luận.. chỉ cho cách trình bày cô đọng. Ở trên thực tế thì trong giáo trình Thắng pháp chữ nầy thường dùng như những bài thiệu trong võ học với mục đích giúp người học ghi nhớ những điểm chính từ đó giảng giải rộng rãi. Điều được thấy rõ qua tập “Diệu Pháp Lý Hợp” của Ngài Tịnh Sự hay tác phẩm “Duy Thức Tam Thập Tụng” của Phật giáo Bắc Truyền.
Rất khó để khẳng định một bố cục nhất quán trong giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma. Thí dụ theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận thì giữa tâm pháp và sắc pháp có những phần liên quan tới “phi lộ” về người, cõi, nghiệp … mà thật ra nên đặt sau sắc pháp nhưng cũng có những lý do đặc biệt (…) nên dạy trước sắc pháp. Hay những tâm mang tánh cơ năng như 18 tâm vô nhân lại chen giữa vào tâm bất thiện và tâm tịnh hảo…
Một người đi thăm một vườn hoa mênh mông có thể tự sắp xếp thứ lớp của những chỗ mình sẽ thưởng ngoạn nhưng đó không phải là bố cục theo một cách cố định của khu vườn. Học Thắng Pháp Abhidhamma cũng vậy. Giáo trình có thể linh động tuỳ theo nhu cầu.
Hình thức nguyên thuỷ của Thắng Pháp y cứ trên các màtikà vốn đáp ứng cho hình thức truyền khẩu.
Bảy bộ kinh của Thắng Pháp Tạng có thể được dùng nhưng bố cục của giáo trình với sự linh động của người hướng dẫn.
Quyển Abhidhammasangaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận) là một tập sách giáo khoa phổ biến nhất của môn Thắng Pháp Abhidhamma
Biểu đồ sau đây là thí dụ tại sao giáo trình Thắng Pháp thường sai biệt tuỳ theo người hướng dẫn
Bài học trước là: Bố cục của giáo trình Thắng Pháp.
Bài học tiếp theo sẽ là: Ý nghĩa chữ dhamma - pháp
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment