Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng sư: TT Giác Đẳng
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY 5/7/2020
Bài 6
Pháp (Dhamma)
Pháp Âm Link:
http://www.phapluan.net/PhapAm_2020/Thang_7/5-7-2020_ThangPhapAbhidhamma_Bai6DhammaPhap_TTGiacDang.mp3
Pháp – dhamma là một khái niệm quan trọng mà tất cả người học Thắng pháp Abhidhamma cần nắm vững. Có nhiều định nghĩa về thuật ngữ nầy trong Phật học. Năm ý nghĩa chính thường gặp qua kinh văn của chữ pháp – dhamma là:
a. Pháp là lời dạy của Đức Phật như trong câu “Phật, Pháp, Tăng”
b. Pháp là giáo nghĩa cần học hiểu để phân biệt với Luật (vinaya) là những quy định phải tuân giữ như trong câu “pháp và luật do Như Lai giảng giải”.
c . Pháp là cái gì thuộc về thiện như trong câu “người tu tập phải phân biệt cái gì là pháp, cái gì là phi pháp”
d. Pháp là bản chất của hiện tượng như trong câu “phải vượt qua những định kiến cố hữu để thấy được pháp”
e. Pháp là tất cả những gì có trạng thái, định tượng dù thiện hay ác, hư hay thật như trong câu “nhậm trì tự tánh thị chư pháp”
Trong Thắng Pháp Abhidhamma thuật ngữ pháp – dhamma cần được hiểu là tất cả những gì thuộc về thực thể dù là quy ước hay thực tính chứ không phải là bản thể (things in themselves as opposed to mere appearances).
Một điều rất quan trọng khi nói về pháp – dhamma trong Thắng Pháp Abhidhamma là không nên hiểu theo cách nhận thức khoa học tự nhiên của Tây Phương mà là một kết hợp nhuần nhuyễn cả ba phương diện triết lý (sự thật), tâm lý (phương cách nhận thức) và đạo lý (có mục đich hướng thiện, hướng thượng) như giáo lý tứ đế. Về mặt nầy không có sự khác biệt gì giữa Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng.
Trong Phật học các từ vựng cần được định nghĩa tuỳ theo ngữ cảnh. Thí dụ trong chữ pháp thì cảnh pháp (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp) nên hiểu là cả những cảnh ngoài năm đối tượng trực tiếp của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Học Phật không thể chỉ dựa trên khả năng ngôn ngữ mà còn phải am hiểu nghĩa lý.
Pháp sư Giác Chánh có một giai thoại khi có người hỏi: “pháp là chi” thì Ngài trả lời “chi cũng là pháp”. Đó là khái niệm rộng nhất khi định nghĩa về pháp.
Ngay trong Thắng Pháp Abhidhamma, thuật ngữ pháp được dùng với rất nhiều nghĩa tuỳ theo mỗi trường hợp.
Cho dù Thắng Pháp Abhidhamma giải nhiều về “thế giới đại tự nhiên” nhưng không nằm ngoài mục đích giác ngộ giải thoát như trong Kinh Tạng.
Biểu đồ chư pháp là học cụ được dùng cho trọn giáo trình:
Bài học trước là: Bố cục của giáo trình Thắng Pháp.
Bài học tiếp theo sẽ là: Chân đế và tục đế
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Có gì khác biệt trong cách định nghĩa chữ pháp - dhamma giữa Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Cũng hiểu về pháp nhưng hiểu qua trí văn, trí tư và trí tu có giống nhau chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Phật pháp với thế gian pháp có phải là một? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Phải chăng cách nhận thức về pháp theo Abhidhamma giống như cách quan sát của khoa tự nhiên hơn là tôn giáo hay đạo học? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 1. Có gì khác biệt trong cách định nghĩa chữ pháp - dhamma giữa Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Cũng hiểu về pháp nhưng hiểu qua trí văn, trí tư và trí tu có giống nhau chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Pháp được gọi là siêu lý (theo Ngài Tịnh Sự) có phải là pháp được giảng riêng trong Abhidhamma? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Phải chăng cách nhận thức về pháp theo Abhidhamma giống như cách quan sát của khoa tự nhiên hơn là tôn giáo hay đạo học? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment