http://www.phapluan.net/PhapAm_2020/Thang_8/6-8-2020_ThangPhapAbhidhamma_Bai15TamDucGioi_TTTueSieu.mp3
Trong Thắng Pháp Abhidhamma có lẽ điều khiến người học có nhiều ngộ nhận nhất cho người học là cách gọi “tâm dục giới – kāmāvacaracitta”. Để hiểu rõ điểm nầy trước hết nên hiểu những gì “tâm dục giới – kāmāvacaracitta” KHÔNG HẲN LÀ:
Tâm dục giới không hẳn chỉ có trong cõi dục giới mà có trong cả ba cõi dục giới, sắc giới, và vô sắc giới. Nói cách khác là có mặt trong tất cả cõi hữu tâm.
Tâm dục giới không hẳn chỉ biết cảnh năm cảnh dục trưởng dưỡng mà có thể biết tất cả cảnh (kể cả cảnh níp bàn).
Tâm dục giới không hẳn chỉ có ở phàm nhân mà có ở cả các bậc thánh.
Một điều khiến người học dễ nhầm lẫn hơn là các tâm dục giới tịnh hảo có thêm chữ “đại – mahà” như đại thiện, đại quả, đại tố có thể khiến hiểu lầm là rộng lớn, vĩ đại hơn tâm sắc giới, vô sắc giới và tâm siêu thế.
Vậy tâm dục giới nên hiểu thế nào.
Trước nhất 121 thứ tâm có thể phân thành bốn nhóm:
Nhóm đầu tiên được gọi là “nhóm tâm dục giới – kāmāvacaracitta” có thể gọi là nhóm tâm đa nhiệm có nghĩa là giữ nhiều vai trò, phần hành trong cuộc sống.
Ba nhóm còn lại là nhóm tâm sắc giới, nhóm tâm vô sắc giới, nhóm tâm vô sắc giới, nhóm tâm siêu thế có thể gom chung thành nhóm tâm chuyên biệt nghĩa là chỉ biết một thứ cảnh nhất định.
Nói rõ hơn là một vị A la hán không phải chỉ sống với hai thứ tâm tứ đạo và tứ quả mà kỳ thật hai thứ tâm nầy sanh khởi trong trường hợp đặt biệt (như lúc đắc đạo với tâm tứ đạo) còn lúc bình thường vẫn sử dụng tâm dục giới.
Hay một vị Phạm thiên cõi sắc giới, vô sắc giới tục sanh bằng tâm quả thiền nhưng trong đời sống hằng ngày vẫn sử dụng các tâm dục giới (…)
Cả ba loại tâm trong nhóm đa nhiệm (dục giới) là tâm cơ năng, tâm bất thiện và tâm tịnh hảo đều nên hiểu là rất phổ cập trong cuộc sống hằng ngày của nhiều hạng người trong Tam giới.
Thuật ngữ avacara ở đây dịch là “giới” có nghĩa là lãnh vực hay giới vức. Chữ giới trong từ Hán Việt có nghĩa chữ đồng âm dị nghĩa như giới là chữ dịch của sìla có nghĩa là chủ tâm từ bỏ điều xấu như trì giới; chữ giới cũng là chữ dịch của sìma có nghĩa là ranh phận như kiết giới; chữ giới cũng là chữ dịch của dhàtu nghĩa là nguyên tố như thập bát giới.
Sự phân chia hai nhóm: nhóm tâm đa nhiệm và nhóm tâm chuyên biệt không có trong giáo trình truyền thống của Thắng Pháp Abhidhamma. Ở đây nêu ra với mục đích làm cho người học không bị ngộ nhận.
Những người có quyền lực đặc biệt như cách chính khách hay những nhà tài phiệt không phải ở đâu cũng tìm gặp nhưng những người sửa ống nước hoặc dọn dẹp thì dù trong phủ tổng thống hay ở nhà dân đều có. Tâm đa nhiệm – hay tâm dục giới – cũng vậy ở khắp các cõi dù dục giới, sắc giới, hay vô sắc giới đều có.
Tâm dục giới – kāmāvacaracitta là thứ tâm đa nhiệm hiện hữu khắp tam giới.
Tâm đa nhiệm dù là ngũ quan hay ý thức là phần sinh động trong cuộc sống hằng ngày của hầu hết chúng sanh.
Tâm đa nhiệm có thể chi thành ba nhóm: Các tâm cơ năng, các tâm bất thiện, các tâm tịnh hảo.
Các tâm đa nhiệm trong biểu đồ chư pháp:
Ba nhóm tâm đa nhiệm
Bài học trước là: Tâm Cơ Năng
Bài học tiếp theo sẽ là: Các tâm bất thiện
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Phải chăng sự hiểu biết về nhóm tâm dục giới cho chúng ta biết nhiều về nhân quả trong đời sống hằng ngày? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Chữ "dục" trong tâm dục giới (kàmàvacaracitta) nên được hiểu thế nào cho chính xác? tại sao chư vị A la hán đoạn tận phiền não vẫn có tâm dục giới? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Trong lúc những những tâm sắc giới, vô sắc giới, tâm siêu thế sanh khởi do sự tu tập (trực tiếp hay gián tiếp) nhưng tâm dục giới có nhiều thứ tâm sanh không do tu tập vậy thì phải chăng có những thứ tâm "tự nhiên mà có" (thí dụ tâm khán ngũ môn, tâm khán ý môn..)? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao năm cảnh : sắc, thinh, khí, vị , xúc được gọi là ngũ dục hay năm cảnh dục? Tại sao "nói một cách chuyên môn" thì hình tượng Phật hay cây bồ đề vẫn là "cảnh dục"? Chữ kàmaguna thường được dịch là "năm dục trưởng dưỡng" mang ý nghĩa gì? Cảnh pháp không liên hệ tới ngũ dục có tạo nên sự ham muốn chăng? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment