Sunday, September 20, 2020

Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 27 Tâm Siêu Thế - Chủ Nhật, ngày 20 tháng 9, 2020

 Thắng Pháp Abhidhamma

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY  20/9/2020 

Bài 27

 Tâm Siêu Thế (Lokuṭṭaracitta)

 Tâm siêu thế - lokuṭṭaracitta – là tâm biết cảnh nibbàna, một trạng thái vượt ngoài ba hạn cuộc của thế gian là dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

 Nibbàna – thường âm là niết bàn hay níp bàn – là pháp xuất thế; không thuộc năm uẩn; không do nhân do duyên tác thành (vô vi). Trong Tăng Chi Bộ I ghi lại Phật ngôn về nibbàna: Niết bàn phải được tự thân chứng ngộ, vượt ngoài thời gian, đến để thấy, hướng nội và tỏ ngộ, cảm nhận bởi người có trí (A. I. 158)

 Mặc dù có những tâm dục giới cũng biết được cảnh nibbàna (…) nhưng cái biết của tâm siêu thế là cái biết chuyên biệt của hai lãnh vực giác ngộ và giải thoát (đạo và quả). Khi đi sâu vào bốn tâm đạo, bốn tâm quả sẽ nhận rõ cái biết nibbàna của tâm siêu thế mang tánh chuyên biệt ra sao.

 Trong những tâm siêu thế, tâm sơ đạo là cái biết cái chưa từng biết (vị tri quyền) dù đã trãi qua vô lượng kiếp sanh tử. Sự liễu chứng nầy không giống bất cứ kinh nghiệm nào có được. Một ví dụ kinh điển là ngụ ngôn con cá hỏi con rùa về sự đi lại trên mặt đất: con cá không bao giờ có thể hiểu được bằng kinh nghiệm sống trong nước.

 Một điểm cần lưu ý khi nói về pháp siêu thế là không thực chứng thì không thể biết. Trong Trung Bộ II có ghi lại lời Phật dạy về luận điểm của bà la môn Pokkharasāti đối với nibbàna: như một người khiếm thị bẩm sinh không có thể nào nhận biết được những màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng… qua sự diễn tả của lời nói.

 Nên hiểu những gì có thể nói và những vì vượt ngoài ngôn từ. Có ba cách nói về pháp siêu thế: một là dùng phủ định từ như câu không tham, không sân, không si là nibbàna ; hai là dùng danh từ gần đồng nghĩa như thanh lương, tịch tịnh, vô nhiễm; ba là dùng những thí dụ. Cho dù cách nào thì cũng chỉ nói được một vài khía cạnh nhưng không thể nói hết.

 Tâm siêu thế có hai là tâm đạo và tâm quả. Đạo quả ở đây không giống như quan niệm thường có về Phật học. Thí dụ gọi là tâm quả vì là quả của tâm đạo chứ không phải là ngôi vị do vun công bồi đức mà có.

 Có tất cả 40 tâm siêu thế gồm bốn tâm đạo (tu đà huờn, tư đà hàm, a na hàm, a la hán), bốn tâm quả nhân cho năm thiền chứng (sơ, nhị, tam, tứ, ngũ thiền). Dù một vị không có thiền chứng samatha thì khi đắc đạo chứng quả lúc ấy tâm thái tương đương với sơ thiền.

 

  Chữ siêu thế và  xuất thế đôi khi được xem là đồng nghĩa. Tuy vậy ở đây chữ siêu thế rất cần được nhấn mạnh. Chữ xuất thế là ra khỏi thế gian có thể bị hiểu lầm là “có một cái đi ra ngoài hạnh cuộc thế gian” cũng như cụm từ “nhập niết bàn” có hàm nghĩa “có cái gì đi vào cảnh giới niết bàn”. Do vậy chữ siêu thế - không thuộc thế gian – là từ đắc dụng ở đây.

 


 Tâm siêu thế là tâm biết cảnh xuất thế gian chứ không phải tâm ở ngoài thế gian. Tất cả tâm đều thuộc pháp hữu vi.

 

Một đứa trẻ được khuyên dạy bớt ham chơi để tâm cho việc học hành. Với đầu óc non dại hỏi cha mẹ có phải khi học hành đỗ đạt là sẽ có nhiều đồ chơi hơn. Câu trả lời sẽ khiến đứa bé thất vọng. Cái nhìn đối với niết bàn của phàm nhân cũng vậy. Chính vì vậy Đức Phật dùng chữ “khổ diệt -nirodha” để chỉ niết bàn.

 


Tâm siêu thế - lokuṭṭaracitta – là tâm biết cảnh nibbàna

Mặc dù có những tâm dục giới cũng biết được cảnh nibbàna nhưng cái biết của tâm siêu thế là cái biết chuyên biệt của hai lãnh vực giác ngộ và giải thoát

 Tâm siêu thế có hai là tâm đạo và tâm quả. Đạo quả ở đây không giống như quan niệm thường có về Phật học. Thí dụ gọi là tâm quả vì là quả của tâm đạo chứ không phải là ngôi vị do vun công bồi đức mà có.

 


Tâm siêu thế trong biểu đồ chư pháp:



 


Bài học trước là: Các Loại Tâm Vô Sắc Giới

Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Đạo



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

T
     Thảo luận 1.Tại sao tâm sơ đạo “biết cái chưa từng biết” lại có thuộc tánh TƯỞNG (biết do kinh nghiệm từng biết)? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Tại sao trong Thắng pháp Abhidhamma chỉ đề cập tâm tứ quả hay tâm tố mà không có tâm riêng biệt của chư vị toàn giác, độc giác và thinh văn giác? - TT Tuệ Siêu
 
Thảo luận  4. Nibbāna (níp bàn hay niết bàn) không thể cảm nhận hoàn toàn bằng ngôn ngữ như vậy được nói đến mức độ nào được xem là “vừa phải”? - TT Tuệ Siêu 


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment