Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Bài 23
Tâm Sắc Giới (Rūpāvacara Citta)
Tất cả chúng sanh không tu tập đều sống với tâm dục giới. Muốn đi cao hơn vào cảnh giới của sắc giới, vô sắc giới, siêu thế đều cần tới công phu tu tập.
Khi tâm sống nhiều với những gì thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm nếu không tu tập thì sẽ dẫn đến năm hệ quả tất nhiên là:
1. Tham dục hay sự khao khát dính mắc với những gì khả ý
2. Sân độc hay sự bực bội bất mãn với những gì nghịch ý
3. Hôn thuỵ hay sự biếng nhác thụ động
4. Trạo hối hay sự giao động tiếc nuối
5. Nghi hoặc hay sự phân vân trù trừ
1. Tầm tầm khả năng hướng tâm như ý muốn đối với cảnh. Tầm đối trị với hôn thuỵ.
2. Tứ là khả năng khắn khít gắn bó với cảnh. Tứ đối trị nghi hoặc.
3. Hỷ là sự hân hoan đối với cảnh. Hỷ đối trị sân độc.
4. Lạc là sự gội nhuần đối với cảnh. Lạc đối trị trạo hối.
5. Định là sự an trụ đối với cảnh. Định đối trị tham dục.
Tâm sắc giới không biết cảnh sắc. Sắc giới ở đây chỉ cho đề mục định liên quan tới vật chất đối ngược với vô sắc giới là đề mục hoàn toàn trừu tượng. Tâm sắc giới tuy thành tựu do sự tu tập bước đầu có liên hệ tới sắc nhưng khi khi tâm sắc giới chỉ biết cảnh pháp.
Thắng pháp Tạng trình bày năm thiền trong lúc Kinh Tạng trình bày bốn thiền. Sự khác biệt là Kinh Tạng trình bày nhị thiền là tầng thiền “không tầm không tứ” cò Thắng Pháp Tạng thì nói đến tầng thiền “không tầm có tứ”. Kỳ thật thì không có gì khác nhau. Kinh Tạng cũng nói đền pháp “vô tầm hữu tứ” như trong Kinh Phúng Tụng, Trường Bộ chẳng hạn. Rất tiếc là một số học giả không nghiên cứu Thắng pháp kết luận võ đoán là Abhidhamma “thêm thắt” ngũ thiền, một cách nhận định rất thiếu cơ sở.
KINH TẠNG | THẮNG PHÁP TẠNG |
Sơ thiền (Tầm, tứ, hỷ, lạc, định) | Sơ thiền (Tầm, tứ, hỷ, lạc, định) |
Nhị thiền (Tứ, hỷ, lạc, định) | |
Nhị thiền (hỷ, lạc, định) | Tam thiền (hỷ, lạc, định) |
Tam thiền (lạc, định) | Tứ thiền (lạc, định) |
Tứ thiền ( xả, định) | Ngũ thiền ( xả, định) |
Hai thứ có thể đi rất xa trong vật chất là ánh sáng và âm thanh bởi hai hiện tượng nầy dựa trên vi ba. Trong lúc mùi, vị thì không đi nhanh, đi xa. Một người có thể nhìn gò mối và hòn núi trong khoảnh khắc như nhau bằng thị giác nhưng không thể cảm thụ những cảnh dục khác như vậy. Do vậy khả năng biến mãn dựa trên cảnh sắc – trong đó ánh sáng là then chốt -.
Tâm sắc giới là thuộc loại tâm sanh khởi do tu tập trong lúc nhiều tâm dục giới sanh khởi “tự nhiên”
Tâm sắc giới trong biểu đồ chư pháp:
Bài học trước là: Tâm Duy Tác Dục Giới Tịnh Hảo
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác Sắc Giới
No comments:
Post a Comment