Thursday, September 17, 2020

Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 26 Các Loại Tâm Vô Sắc Giới - Thứ Năm, ngày 17 tháng 9, 2020

 Thắng Pháp Abhidhamma

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY  17/9/2020 

Bài 26

 Các Loại Tâm Vô Sắc Giới (Arūpāvacara Citta) 

 Mặc dù trong cách mô tả thì để chứng tâm “thức vô biên”, thiền giả phủ nhận “chân không là vô biên” sự phủ nhận nầy chỉ xảy ra trong giai đoạn tu tập. Những tâm thiền vô sắc là trạng thái thiền chứng xác lập “chân không là vô biên”, “thức là vô biên..như phạm trù định tâm.

 Tâm vô sắc giới, tương tự như tâm sắc giới, có ba loại: tâm thiện vô sắc, tâm quả vô sắc, tâm tố vô sắc.

 A. TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACARAKUSALACITTA)

 Đây là thiền chứng do tu tập trong kiếp hiện tại. Trước khi Đức Phật thành đạo có ba nhân vật được ghi nhận là chứng thiền vô sắc là đạo sĩ Asita (gặp thái tử Siddhattha sơ sinh), đạo sĩ Alara Kàlama, đạo sĩ Uddaka Ràmaputta. Theo sớ giải những vị chứng thiền vô sắc rất khó hoại thiền trước khi mạng chung.

 Một vị thánh tam quả muốn nhập diệt thọ tưởng định cần chứng Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 Bốn tâm thiện vô sắc là:

 1. Tâm thiện không vô biên xứ

(ākāsānañcāyatanakusalacittaṃ)

 2. Tâm thiên thức vô biên xứ

(viññāṇañcāyatanakusalacittaṃ)

 3. Tâm thiện vô sở hữu xứ

(ākiñcaññāyatanakusalacittaṃ)

 4. Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ

(nevasaññānāsaññāyatanakusalacittaṃ)

 B. TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACARAVIPĀKACITTA)

 Tâm quả vô sắc là tâm dị thục của tâm thiện vô sắc chỉ làm ba việc tục sinh, tiềm thức và mệnh chung của chư vị phạm thiên vô sắc. Bởi vì là quả của tâm thiện nên cảnh và trạng thái giống như tâm thiện chỉ khác là tương đối muội lược trong dạng tiềm thức. Chư vị bồ tát huân tu ba la mật ít khi mong muốn sanh về cõi vô sắc vì tuổi thọ quá dài (….)

 Bốn tâm quả vô sắc là:

 1. Tâm quả không vô biên xứ

(ākāsānañcāyatanavipākacittaṃ)

 2. Tâm quả thức vô biên xứ

(viññāṇañcāyatanavipākacittaṃ)

 3. Tâm quả vô sở hữu xứ

(ākiñcaññāyatanavipākacittaṃ)

 4. Tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ

(nevasaññānāsaññāyatanavipākacittaṃ)

 C. TÂM TỐ VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACARAKIRIYACITTA)

 Tâm tố vô sắc là tâm thiền chứng vô sắc của chư vị ứng cúng vô sanh. Một vị a la hán muốn nhập thiền diệt thọ tưởng định cần có thiền chứng phi tưởng phi phi tưởng xứ. Không phải tất cả chư vị a la hán đều có thiền chứng sắc giới và vô sắc giới. Những vị thành tựu tuệ giác và có thiền chứng gọi là bậc câu phần giải thoát.

 Bốn tâm tố vô sắc là:

 1. Tâm tố không vô biên xứ

(ākāsānañcāyatanakiriyacittaṃ)

 2. Tâm tố thức vô biên xứ

(viññāṇañcāyatanakiriyacittaṃ)

 3. Tâm tố vô sở hữu xứ

(ākiñcaññāyatanakiriyacittaṃ)

 4. Tâm tố phi tưởng phi phi tưởng xứ

(nevasaññānāsaññāyatanakiriyacittaṃ)


Chữ Āyatana ở đây dịch là xứ có nghĩa là cảnh giới, hay phạm trù định tâm không giống với ý nghĩa của 12 xứ.


Bốn án xứ của thiền vô sắc chỉ là phạm trù định tâm chứ không mang tánh khẳng định như giáo nghĩa thí dụ án xứ hư không là vô biên, thức là vô biên, hoặc dùn tâm hay cảnh đều là không….chỉ đơn thuần là phạm trù định tâm. Suzuki, tác giả bộ Thiền Luận, từng nói rằng chính qua niệm “nhất thiết giai không” đã làm hỏng sự thanh tu của phần lớn Tăng sĩ Nhật Bản vì xem giới luật là sự chấp thủ. 

 

Trong đời sống của con người có người thiên về vật chất, máy móc cũng có người thiên về văn học, nghệ thuật. Có những lẽ sống rất trừu tượng mà chỉ có người trong thế giới đó mới cảm nhận thật sự. Thiền vô sắc cũng khó cảm nhận như vậy.


Có ba loại tâm vô sắc giới: tâm thiện vô sắc, tâm quả vô sắc, tâm tố vô sắc.

 Chư vị thánh tam quả tứ quả muốn nhập diệt thọ tưởng định cần chứng Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là tần thiền cao tột kết hợp cả tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

 Trước khi Đức Phật chuyển pháp luân đã có nhiều vị chứng thiền vô sắc được ghi nhận trong Tam Tạng.

Ba lại tâm vô sắc giới trong biểu đồ chư pháp:


Bài học trước là: Các Loại Tâm Vô Sắc Giới

Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Siêu Thế



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

T
      Thảo luận 1. Một vị A La Hán dùng tâm đại tố để tu thiền và chứng những tâm thiền vậy tại sao có thể gọi “duy tác”? - TT Tuệ Siêu

      Thảo luận 1b. Nếu dựa trên những gì đã trả lời cho câu 1 thì một người chăm chỉ học hỏi (bằng tâm thiện dục giới tịnh hảo) để rồi có được kiến thức sâu rộng (cũng là  tâm thiện dục giới tịnh hảo) có gọi là nhân quả chăng? (mặc dù không thể gọi là tâm quả dị thục) - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 1 c. Nếu một người siêng năng học hỏi sau nầy có bằng cấp rồi tìm được việc làm có lương cao, cuộc sống phú túc. Nếu nói theo Thắng Pháp Tạng thì sự phú túc đó có thể gọi là quả dị thục của sự chuyên cần học hỏi? Có phải là hiện báo nghiệp chăng? - TT Tuệ Siêu


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment