Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Bài 24
Ba loại tâm Sắc Giới (Rūpāvacara Citta)
Giống như tâm dục giới tịnh hảo, tâm sắc giới có ba loại: tâm thiện, tâm quả, tâm tố.
Mặc dù các cõi phạm thiên có chia theo tầng thiền nhưng loài người
(cũng như nhiều cõi vui khác) có thể chứng nhiều tầng thiền sắc giới và vô sắc
giới do công phu tu tập. Không nên hiều là phải sanh lên cõi sơ thiền rồi mới
tu tập được nhị thiền. Sự tu chứng không giới hạng trong các cõi phạm thiên tương
ứng.
Một người
tu tập chứng thiền, nhất là thiền sắc giới, tuy trình độ tâm thuật cao nhưng vẫn
có thể hoại thiền. Nói cách khác sau đó phải tu tập lại (đôi khi khó khăn) để
chứng nhập lại trạng thái trước kia. Có thể thí dụ người tu thiền sắc giới hay
vô sắc gọi là thiền chỉ (samatha) giống như người tạo lập tài sản trở thành người
giàu có như vẫn có khả năng phá sản và phải làm lại từ đầu trong lúc người đi học
trau giồi kiến thức dù hoàn cảnh thăng trầm như sự hiểu biết đã tích tập không
thể khánh tận như người tạo tài sản bằng tiền.
Nếu hoại thiền trước khi lâm chung thì không tạo được quả
Khác với
tâm thiện dục giới tịnh hảo, tâm thiện sắc giới tịnh hảo chỉ cho quả nếu giờ phút
lâm chung vẫn còn thiền chứng. Điều nầy có thể thí dụ như trong cuộc sống có những
việc làm đòi hỏi quá trình liên tục không gián đoạn để tạo thành kết quả như nấu
cơm chẳng hạn: nếu không giữ lửa liên tục thì cơm không thể chín. Devadatta từng
chứng tầng thiền sắc giới cao nhất nhưng sau đó bị hoại thiền nên khi mạng
chung không thể sanh vào cõi Phạm thiên.
Khi nói về tâm thiện sắc giới ngoài đặc điểm thành tựu “trạng thái
hỷ lạc do ly dục sanh” còn một điểm khác cần lưu ý là để luyện thông (diệu trí
- abhiññāna) hành giả cần chứng
đắc ngũ thiền. Đây định lực cao nhất trong thế giới vật chất với khả năng biến
mãn diệu dụng.
1.Tâm thiện sơ thiền sắc giới với tầm, tứ, hỷ, lạc, định
(vitakkavicārapītisukhekaggatasahitaṃ
pathamajjhānakusalacittaṃ)
2. Tâm thiện nhị thiền sắc giới với tứ,
hỷ, lạc, định
(vicārapītisukhekaggatasahitaṃ
dutiyajjhānakusalacittaṃ)
3. Tâm thiện tam thiền
sắc giới với hỷ, lạc, định
(pītisukhekaggatasahitaṃ
tatiyajjhānakusalacittaṃ)
4. Tâm thiện tứ thiền sắc giới với lạc,
định
(sukhekaggatasahitaṃ
catutthajjhānakusalacittaṃ)
5. Tâm thiện ngũ thiền sắc giới với xả, định
(upekkhekaggatasahitaṃ
pañcamajjhānakusala cittaṃ)
B. TÂM QUẢ SẮC GIỚI (RŪPĀVACARAVIPĀKACITTA)
Tâm quả
sắc giới là tâm làm việc tục sinh, tiềm thức, và mệnh chung của các vị phạm thiên
sắc giới. Tâm nầy phải tương ứng hoàn toàn với tâm thiện sắc giới có được lúc lâm
chung. Điều nầy có nghĩa là khi lâm chung với thiền chứng tâm thiện tam thiền
thì tâm tục sinh sẽ là tâm quả tâm thiền. Sự tương ứng triệt để nầy không có
trong tâm quả dục giới (…)
Năm tâm quả sắc giới:
(vitakkavicārapītisukhekaggatasahitaṃ
pathamajjhānavipākacittaṃ)
2. Tâm quả nhị thiền sắc giới với tứ, hỷ, lạc, định
(vicārapītisukhekaggatasahitaṃ
dutiyajjhānavipākacittaṃ)
3. Tâm quả tam thiền sắc giới với hỷ, lạc, định
(pītisukhekaggatasahitaṃ
tatiyajjhānavipākacittaṃ)
(sukhekaggatasahitaṃ catutthajjhānavipākacittaṃ)
5. Tâm quả ngũ thiền sắc giới với xả, định
(upekkhekaggatasahitaṃ pañcamajjhānavipākacittaṃ)
C. TÂM TỐ SẮC GIỚI (RŪPĀVACARAKIRIYACITTA)
Tâm tố
sắc giới là tâm thiền chứng sắc giới của chư vị ứng cúng vô sanh. Có những vị đã
thành tựu tuệ giác trước khi thành tựu chánh trí viên giác; cũng có vị sau khi
thành tựu giác ngộ hoàn toàn mới tu tập thiền chỉ. Tâm thiền của các ngài không
tạo quả sanh tử luân hồi. Một vị muốn nhập diệt thọ tưởng định phải có thiền chứng
phi tưởng phi phi tưởng (thiền vô sắc) và quả vị tam quả, hay tứ quả. Đó cũng là
lý do một số chư vị A la hán tu thiền sắc và vô sắc.
Năm tâm tố sắc giới:
(vitakkavicārapītisukhekaggatasahitaṃ
pathamajjhānakiriyacittaṃ)
2. Tâm tố nhị thiền sắc giới với tứ, hỷ, lạc, định
(vicārapītisukhekaggatasahitaṃ
dutiyajjhānakiriyacittaṃ)
3. Tâm tố tam thiền sắc giới với hỷ, lạc, định
(pītisukhekaggatasahitaṃ
tatiyajjhānakiriyacittaṃ)
(sukhekaggatasahitaṃ catutthajjhānakiriyacittaṃ)
5. Tâm tố ngũ thiền sắc giới với xả, định
(upekkhekaggatasahitaṃ pañcamajjhānakiriyacittaṃ)
Chữ luyện thông là một cách
nói khác là sự tôi luyện tâm diệu trí - abhiññāna tạo nên những năng lực siêu
nhiên như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông…. Nhiều khi gọi là
thần thông nhưng thật ra trong Phật học thần thông là khả năng biến hoá như độn
thổ, thăng thiên, hoá hiện nhiều thân... là một trong lục thông.
Thuật ngữ jhàna được người Trung Hoa âm là “chan”, người Nhật gọi
là “zen”, người Việt gọi là “thiền” mặc dùng có cùng ngữ nguyên nhưng cách hiểu
có nhiều khác biệt. Trong phạm vi bài học nầy chỉ có thể nói đại khái là jhàna
trong kinh điển Pàli thuộc samatha (thiền chỉ) trong lúc chữ thiền, chan, zen
thì không nói nhiều về thiền chỉ.
Một đặc
tính của jhàna là thuần thục. Một người thạo việc có thể bắt đầu từ bất cứ công
đoạn nào một cách thoải mái. Trong lúc một người không thành tạo thường khi phải
đi lại từ đầu. Xuất nhập tự tại là đặc tính của jhàna.
Tâm
thiện sắc giới nếu bị hoại trước khi lâm chung không thể tạo tâm quả
Các loại tâm sắc giới trong biểu đồ chư pháp:
Bài học trước là: Tâm Sắc Giới
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Vô Sắc Giới
No comments:
Post a Comment