Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Bài 29
Các Thứ Tâm Đạo (Maggacitta)
Có bốn thứ tâm đạo là tâm sơ đạo, tâm nhị đạo. tâm tam đạo, và tâm tứ đạo. Mỗi thứ tâm có năm tâm y cứ trên các thiền chứng là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền. 4 nhân cho 5 thành 20 tâm đạo. Ngay cả một vị không tu tập thiền chỉ samatha khi đắc đạo thì tâm cũng tương tương với tâm sơ thiền.
Ở đây cách gọi tâm sơ đạo, tâm nhị đạo. tâm tam đạo, và tâm tứ đạo là cách gọn để nói nhưng nên hiểu khi nói chính xác theo thuật ngữ Pàli thì không phải vậy. Một điểm rất đáng lưu ý là khi những dịch giả ngày xư dịch Kinh Phật từ Phạn ngữ ra Hán ngữ như các Ngài Cưu Ma La Thập, An Thế Cao, Huyền Tráng.. có những từ vựng mang nhiều ý nghĩa Phật học quan trọng thì thường các Ngài chọn cách phiên âm như namo > nam mô thay vì dịch là kính lễ. Trong trường hợp các tâm đạo được phiên âm là tu đà huờn, tư đà hàm, a na hàm, a la hán cũng do những ý nghĩa đặc biệt mà chữ dịch không chuyển tãi hết ý nghĩa. Người học cần lưu ý biểu đồ dưới đây:
TỪ PÀLI PHIÊN ÂM DỊCH NGHĨA NGẮN GỌN
Sotāpattimagga Tu đà huờn đạo Nhập lưu, Dự lưu Sơ đạo
Sakadāganimagga Tư đà hàm đạo Nhất lai Nhị đạo
Anāgamimagga A na hàm đạo Bất lai Tam đạo
Arahattamagga A la hán đạo Ứng cúng Tứ đạo
Trong buổi sơ thời của Phật giáo Trung Hoa bốn tầng đạo quả vẫn được xem trọng nên trong dịch thuật rất chi tiết. (Về sau nầy với sự cực thịnh của Tịnh Độ Tông và Bồ Tát Hạnh những đạo quả nầy không còn được xem là điểm hướng tới của người Phật tử Đại thừa)
1) Tâm sơ đạo hay tu đà huờn đạo (Sotāpattimaggacitta)
Chữ sotāpatti (sotāpatti > sota + ā +patti) nghĩa đen là là “lần đầu nhập vào dòng chảy” dịch là nhập lưu hay dự lưu chỉ cho một chúng sanh lần đầu chứng tri níp bàn và không bao giờ thối chuyển hay trở lại trạng thái của phàm nhân trước kia. Tuy thấp nhất trong bốn đạo nhưng đặc biệt quan trọng vì là sự chuyển dịch từ phàm sang thánh.
Tâm sơ đạo có những khía cạnh cần nhớ:
Chứng tri níp bàn là biết cái chưa từng biết
Nibbàna (níp bàn hay niết bàn) là pháp vượt ngoài pháp hữu vi. Lần đầu một chúng sanh thật sự chứng tri nibbàna là sự thấy biết điều chưa từng thấy biết trước kia. Trạng thái nầy - cũng được gọi là vị tri quyền – có một tác động cực mạnh đối với đời sống.
Khi thật sự “thấy biết” thì không còn tà kiến chấp ngã, hoài nghi, hành trì tà vạy
Ba kiết sử thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi), nghi hoặc (Vicikicchā), giới cấm thủ (Sīlabataparānāna) được gọi là những pháp đoạn trừ do thấy (dassanena pahātabbā dhammā) là những sợi dây trói buộc mà tâm đạo dự lưu đoạn trừ do lần đầu tiên thấy biết níp bàn.
Thấy níp bàn cũng là liễu tri sanh tử
Cảnh của tâm đạo tu đà huờn là níp bàn nhưng cùng lúc cũng là pháp nhãn thấu triệt hiện tượng sanh tử “cái gì có sanh thì ắt phải diệt”. Có thể thể tạm hiểu như người thấy được ánh sáng có nghĩa là hiểu được bóng tối là bóng tối. Một số các học giả gọi đây là “bất nhị môn”.
Tam bảo không đơn thuần là tín lý tôn giáo
Phàm nhân quy ngưỡng Tam Bảo thường dựa trên tín lý tôn giáo. Niềm tin Tam Bảo của vị thánh tu đà huờn xác lập y cứ trên pháp nhãn thanh tịnh. Vị ấy thật sự hiểu được chân tướng vô thường, bất toàn, vô ngã của các pháp. Từ điểm đó tin tưởng trọn vẹn ở pháp, ở bậc giác ngộ tuyên lưu chánh pháp, và chúng tăng hành trì lời Phật dạy.
Những cái “không bao giờ” một khi đã chứng tu đà huờn đạo
Bậc chứng sơ đạo không bao giờ tái sanh trở lại cõi dục giới quá bảy lần. Vị nầy không bao giờ tạo các ác nghiệp như phạm ngũ giới và huỷ báng Tam Bảo. Vị nầy vĩnh viễn không rơi vào ác đạo. Vị nầy không bao giờ sống với tà kiến. Vị nầy không bao giờ có hành vi khuất lấp che đậy.
2) Tâm nhị đạo hay tư đà hàm đạo (Sakadāganimaggacitta).
Là bậc liễu chứng nibbàna lần thứ hai. Do sự lập lại nầy khíến hai kiết sử là dục ái (Kāmarāga) và sân hận (Patigha) giảm nhẹ hay chỉ còn lại một cách vi tế.
Nói về ba thứ ái là dục ái, sắc ái và vô sắc ái thì dục ái hay nhiễm đắm với ngũ dục là tập khí bền chặt nhiều đời nên không đơn giản một lần mà đoạn tận. Đây là thứ kiét sử dai dẳng.
Có dục ái thì có sân hận. Đây là cặp bài trùng. Dục ái giàm nhẹ thì sân hận giảm nhẹ. Dục ái đoạn tận thì sân hận không còn.
Một vị chứng tư đà hàm đạo chỉ sanh trở lại cõi dục giới tối đa một lần nên gọi là bậc nhất lai.
3) Tâm tam đạo (Anāgamimaggacitta).
Là bậc liễu chứng nibbàna lần thứ ba. Sự chứng đạt nầy đoạn tận hoàn toàn dục ái và sân hận Tâm thái vị nầy hoàn toàn vượt khỏi ma lực của ngũ dục nên không bao giờ tái sai vào cõi dục giới do vậy là là bậc bất lai.
Một vị thánh A na hàm có thể sống đời cư sĩ nhưng sống tự nhiên theo tám giới bát quan trai. Một bậc chứng a na hàm và thiền phi tưởng phi phi tưởng có khả năng nhập diệt thọ tưởng định.
4) Tâm tứ đạo (Arahattamaggacitta)
Là bậc liễu chứng nibbàna lần thứ tư. Đoạn tận tất cả kiết sử. Viên mãn giác ngộ không cò mầm móng của vô minh và ái dục. Vị nầy đoạn tận năm thượng phần kiết sử là ái sắc, ái vô sắc, mạn, phóng dật và vô minh.
Thắng Pháp Abhidhammma nêu rõ tất cả bậc hoàn toàn giải thoát, kể cả Đức Phật toàn giác đều đi qua trình tự các thánh đạo nhưng có vị rất nhanh như Đức Phật và có vị rất chậm như vua Bimbirasa chẳng hạn. Bậc chứng rất nhanh trong khoảnh khắc thành tựu quả vị viên giác. Bậc chứng chậm có thể luân chuyển nhiều đời trong nhiều cõi.
Thuật ngữ Arahan âm là a la hán là một trùng hợp thú vị giữ ngữ và nghĩa. Dù trong Phật giáo hay Bà la môn giáo đều có hàm nghĩa: “bậc xứng đáng cúng dường vì hoàn toàn thanh tịnh”. Người Trung Hoa dịch cô đọng là bậc Ứng Cúng.
Trên phương diện văn tự thì có hai cách giải phổ thông arahan từ chữ arahati = xứng đáng; một cách giải khác theo chiết tự thì arahan là từ kép của hai chữ ari (kẻ thù)+ han (giết). Người Trung Hoa dịch là Sát Tặc tức đoạn tận phiền não. Hai cách giải tự khác nhau nhưng nhập chung thì tạo thành một định nghĩa hoàn hảo: “bậc xứng đáng cúng dường vì hoàn toàn thanh tịnh”
Thú vị nhất là cả hai từ Ứng Cúng và A la hán đề từ Phạn ngữ Arahan. Ứng cúng là chữ dịch, a la hán là phiên âm. Nhưng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa xưng tán Đức Phật là bậc Ứng cúng và xem các vị a la hán là độn căn tiểu thừa (…)
Thắng Pháp Abhidhammma nêu rõ tất cả bậc hoàn toàn giải thoát, kể cả Đức Phật toàn giác đều đi qua trình tự các thánh đạo nhưng có vị rất nhanh như Đức Phật và có vị rất chậm như vua Bimbirasa chẳng hạn. Bậc chứng rất nhanh trong khoảnh khắc thành tựu quả vị viên giác. Bậc chứng chậm có thể luân chuyển nhiều đời trong nhiều cõi.
Khi chúng ta đến thăm một thành phố lớn như Syney, Paris nếu đi một lần thì cũng gọi là có đến, có biết nhưng phải đi nhiều lần mới thật sự biết rõ. Sự chứng tri Níp bàn cũng vậy. Sự tái diễn bốn lần qua các tâm đạo với khả năng và ảnh hưởng khác nhau cho thấy giá trị quan trọng của sự lập lại.
Tâm đạo có bốn: tu đà huờn đạo, tư đà hàm đạo, a la hán đạo
Tâm đạo trong cách gọi ngắn gọn hay phiên âm hoặc dịch nghĩa đều có những lợi ích cho người học cần lưu tâm.
Khi học về tâm đạo cần hiểu rõ mười kiết sử - những thứ phiền não cột trói chúng sanh.
Bốn tâm đạo là sự thể hiện của cả hai vipassana và samatha nên bốn đạo nhân năm thiền thành 20 tâm đạo.
Bốn tâm Đạo- maggacitta- trong biểu đồ chư pháp:
Những điều đã nói và những điều sắp nói
Bài học trước là: Tâm Đạo
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Quả Siêu Thế