Friday, December 4, 2020

Bài 36 Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biệt Cảnh

 Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Ngày 25.10.2020

Bài 36

Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biệt Cảnh

Như đã định nghĩa trong bài trước, tợ tha (Aññasamāna) là đi với xấu thành xấu, đi với tốt thành tốt, đi với vô thưởng vô phạt thành trung tánh.

Biệt Cảnh (Pakiṇṇaka) nghĩa là có trường hợp có, có trường hợp không.

Nhóm thuộc tánh tợ tha biệt cảnh mang những đặc tánh mà không phải tâm nào cũng có. Những đặc tánh nầy thường cò ỳ nghĩa quan trọng đối với tâm lý học Phật giáo. Có tất cả 6 thuộc tánh tợ tha biệt cảnh:

Thuộc tánh tầm (vitakka) là cơ phận hướng tâm đến cảnh. Do sự hướng tâm nầy đôi khi tầm được hiểu là suy tư hay suy tầm hoặc dán tâm lên cảnh. Có thể hiểu như một người lính trong biên đội pháo binh có trách nhiệm chấm toạ độ.

Thuộc tánh tứ (vicāra) là cơ phận gắn bó với cảnh. Sự khác biệt giữa tầm và tứ có thể hiểu qua hai thí dụ sau: người ta thường dùng những sticker pad để ghi chú dán lên chỗ nào đó nơi làm việc. Động tác làm là dán dính những miếng giấy nhỏ đó. Tầm như dán, còn tứ như dính. (Trong các bản dịch tiếng Anh tầm được dịch là applied thought, tứ dịch là sustained thought). Các bản sớ giải thường dùng thí dụ con ong (tâm) và hoa (cảnh). Bay hướng đến đoá hoa là tầm, bay chung quanh đó hoa là tứ.

Thuộc tánh thắng giải (adhimokkha) là cơ phận mang tánh quyết định dứt khoát. Có một chữ theo văn nói ngày nay rất chính xác để nói về thuộc tánh nầy là “chốt”. Nói cách khác là sự lựa chọn dứt khoát. Thí dụ như khách hàng nhìn thực đơn có trăm thứ để lựa rồi làm sự lựa chọn.

Thuộc tánh cần (viriya) là cơ phận mang tính lực đẩy. Thí dụ thuộc tánh cần như mã lực của một bộ máy. Thuật viriya dịch là cần có thể tạo sự hiểu lầm là sự cố

gắng. Người ta có thể cố gắng trong sự yếu ớt thất thế. Viriya ở đây không phải vậy mà là năng lượng (energy).

Thuộc tánh hỷ (pīti) là cơ phận mang tính hân hoan đối với cảnh. Thuộc tánh nầy thường bị lầm lẫn với thọ hỷ trong năm trạng thái của thuộc tánh thọ (vedanā). Thọ hỷ làm cảm giác hay cảm nhận thoải mái ở vị thế cảm biến thụ động của thọ trong lúc thuộc tánh hỷ là trạng thái hân hoan mang tánh chủ động. Thọ hỷ như một người gác cổng thấy vui vì người khách lịch sự thân thiện trong lúc thuộc tánh hỷ như một viên chức cao cấp thấy vui mừng vì người khách có khả năng là người hợp tác có nhiều tiềm lực. Có một chữ mà Ngài Hộ Tông thường dùng, mặc dù không phổ thông, nhưng rất tốt để dịch chữ pīti là phỉ (嚭)là thoả thích, no vui.

Thuộc tánh dục (chanda) là cơ phận nói lên ý muốn. Ý muốn nầy không nên hiểu là sự ham muốn của tham. Có thí dụ là một người bắn cung muốn bắn một mũi tên. Nếu gọi là tham đối với mũi tên thì không thể bắn đi vì sẽ mất mũi tên. Ý muốn bắt mũi tên là thuộc tánh dục.

Sáu thuộc tánh biệt cảnh dù nằm trong nhóm tợ tha (có thể là thiện, là bất thiện, hay không thiện không bất thiện) nhưng lại có nhiều liên hệ quan trọng đối với những bảng liệt kê về thiện pháp mà sau nầy sẽ đề cập tới. Rất cần thiết để người học hiểu chính xác về ý nghĩa của từ vựng trên cả hai phương diện vĩ mô và đại loại.

Từ vựng “biệt Cảnh (Pakiṇṇaka)” đối nghĩa với “Biến hành (Sabbacittasādhāraṇa)” ở đây có thể bị hiểu lầm là chỉ riêng cảnh nào đó. Thật ra nên hiểu là đối với sự kết hợp với tâm thì “có khi có, có khi không” trong lúc biến hành có nghĩa là “luôn có”.

Những trạng thái của các thuộc cảnh phải luôn luôn hiểu theo cách vĩ mô. Thí dụ tầm và tứ được thí dụ như con ong với hoa: bay đến với hoa là tầm và bay chung quanh là tứ. Nói theo cách nói thông thường là hai động thái trước sau. Theo cách vĩ mô không phải vậy thí dụ nói “dán dính” thì hai từ mang hai nghĩa như kỳ thật không trước không sau.

Phân chia thuộc tánh :

Bài học trước là: Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biến Hành

Bài học tiếp theo sẽ là: Thuộc Tánh Bất Thiện

No comments:

Post a Comment