Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma
Ngày 18.10.2020
Bài 34
Phân Chia Thuộc Tánh Của Tâm
Sự phân chia các thuộc tánh có ý nghĩa đặc biệt mà người học Thắng Pháp Abhidhamma cần nắm vững.
Ba loại thuộc tánh
Tổng cộng có 52 thuộc tánh của tâm chia thành 3 loại:
Loại Tợ Tha (đi với bất thiện thành bất thiện, đi với thiện thành thiện)
Loại Bất Thiện (là chất liệu phiền não)
Loại Tịnh Hảo (là chất liệu tốt, nhưng không hẳn là thiện, mặc dù đối ngược với bất thiện)
Trong Thắng Pháp chữ “tịnh hảo – sobhana” có ý nghĩa là tốt hay đẹp trong lúc chữ “thiện – kusala” là nói cho cái tốt đẹp có khả năng tạo quả lành. Tất cả cái thiện đều là tịnh hảo nhưng không phải cái gì là tịnh hảo đều là thiện. Thí dụ tâm của vị A la hán là tâm tịnh hảo nhưng không là tâm thiện.
Phải để ý tính cách quan trọng của phân nhóm các thuộc tánh
Đa số người học Thắng Pháp thường để ý từng thuộc tánh với ý nghĩa riêng biệt mà ít chú ý thuộc tánh đó thuộc nhóm nào. Thí dụ tại sao thuộc tánh ‘tà kiến” không nằm trong “nhóm si phần” mà nằm trong “nhóm tham phần” hay vô tham, vô sân thuộc “nhóm tịnh hảo biến hành” mà vô si thì không.
Loại tợ tha có hai nhóm là: nhóm biến hành và nhóm biệt cảnh
Loại bất thiện có năm nhóm: si phần, tham phần, sân phần, hôn thuỵ, hoài nghi
Loại tịnh hảo có bốn nhóm: tịnh hảo biến hành, giới phần, vô lượng phần, trí tuệ
Nên lưu ý những thuộc tánh “biến hành”
Biến hành trong sự phân chia các thuộc tánh có nghĩa là “có mặt trong tất cả”. “7 thuộc tánh biến hành” trong các loại tợ tha có mặt trong tất cả tâm điều nầy giải thích tại sao ngay cả thứ tâm muội lược nhất cũng có đủ 4 danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức). “4 thuộc tánh si phần” gọi là “thuộc tánh bất thiện biến hành” có mặt trong tất cả tâm bất thiện giải thích tại sao vô minh và ái đều là cội nguồi của toàn bộ khổ uẩn nhưng trong lý duyên khởi phải kể riêng. 19 thuộc tánh tịnh hảo biến hành có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo giải thích một cách rõ nét về bản chất của tâm tịnh hảo.
Nên hiểu theo cách nói vĩ mô khi phân loại
Theo cách nói đại loại (macro) thì tàm và quý là hai trạng thái riêng biệt nhưng trong cách nói vĩ mô (micro) cùng cả hai tồn tại trong những trong những tâm tịnh hảo. Thí dụ một người sống đàng hoàng không phải chỉ “đâu ra đó” trong cách xử thế (theo cách nói đại loại) mà còn rõ ràng trong những cử chỉ nhỏ nhặt (theo cách nói vĩ mô). Trong cách nói bình thường (đại loại) thì tàm và quý là hai pháp khác nhau nhưng phải hiểu theo cách vĩ mô thì mới thấy tại sao hai pháp đó cùng lúc có thể đồng hiện hữu trong một sát na tâm. Cũng như khi nói vị ngọt của đường rất khác với vị mặn của muối nhưng có trường hợp nấu chè nêm ít muối tạo thành vị ngọt khác với “vi ngọt không có muối”.
Pháp tánh hay trạng thái tự nhiên không thể hiểu theo thi thiết
Khi học về thuộc tánh của tâm, nếu lưu ý, người học sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều điểm không theo cách suy nghĩ lý luận thông thường mà dưa trên sự tự nhiên được ghi nhận. Thí dụ thuộc tánh hỷ (trong nhóm tợ tha biệt cảnh) không phải là thọ hỷ trong thuộc tánh thọ (trong nhóm tợ tha biến hành). Những thuộc tánh như xúc, thọ, tưởng, tư… đồng sanh trong một sát na tâm có thể gây “ngỡ ngàng” cho người quen với ý niệm “nhãn xúc sở sanh thọ” ..
Nói chung là trước khi đi sâu vào ý nghĩa của từng thuộc tánh người học cần hiểu tánh cách quan trọng và đặc biệt trong sự phân chia để quen dần với những ý niệm chỉ có thể tìm thấy trong Thắng pháp.
Trong ngôn ngữ Pàli và trong Thắng Pháp không có quy định rõ về mạo từ khi phân chia. Dù vậy trong giáo trình nầy tạm áp dụng phương cách sau:
52 thuộc tánh chi làm 3 loại, mỗi loại phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm thuộc tánh.
Thông thường khi phân loại giống đực, giống cái, bất thiện, tịnh hảo người ta nghĩ tới cái gì không thuộc hai nhóm “hắc bạch” là trung tính. Ở đây không phải vậy. Nhóm tợ tha đi với thiện là thiện mà đi với bất thiện thành bất thiện. Điểm nầy cần giải thích rõ hơn trong lớp học.
Phân chia thuộc tánh :
Bài học trước là: Thuộc Tánh Của Tâm
Bài học tiếp theo sẽ là: Nhóm Thuộc Tánh
No comments:
Post a Comment