Friday, December 4, 2020

Bài 36 Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biệt Cảnh

 Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Ngày 25.10.2020

Bài 36

Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biệt Cảnh

Như đã định nghĩa trong bài trước, tợ tha (Aññasamāna) là đi với xấu thành xấu, đi với tốt thành tốt, đi với vô thưởng vô phạt thành trung tánh.

Biệt Cảnh (Pakiṇṇaka) nghĩa là có trường hợp có, có trường hợp không.

Nhóm thuộc tánh tợ tha biệt cảnh mang những đặc tánh mà không phải tâm nào cũng có. Những đặc tánh nầy thường cò ỳ nghĩa quan trọng đối với tâm lý học Phật giáo. Có tất cả 6 thuộc tánh tợ tha biệt cảnh:

Thuộc tánh tầm (vitakka) là cơ phận hướng tâm đến cảnh. Do sự hướng tâm nầy đôi khi tầm được hiểu là suy tư hay suy tầm hoặc dán tâm lên cảnh. Có thể hiểu như một người lính trong biên đội pháo binh có trách nhiệm chấm toạ độ.

Thuộc tánh tứ (vicāra) là cơ phận gắn bó với cảnh. Sự khác biệt giữa tầm và tứ có thể hiểu qua hai thí dụ sau: người ta thường dùng những sticker pad để ghi chú dán lên chỗ nào đó nơi làm việc. Động tác làm là dán dính những miếng giấy nhỏ đó. Tầm như dán, còn tứ như dính. (Trong các bản dịch tiếng Anh tầm được dịch là applied thought, tứ dịch là sustained thought). Các bản sớ giải thường dùng thí dụ con ong (tâm) và hoa (cảnh). Bay hướng đến đoá hoa là tầm, bay chung quanh đó hoa là tứ.

Thuộc tánh thắng giải (adhimokkha) là cơ phận mang tánh quyết định dứt khoát. Có một chữ theo văn nói ngày nay rất chính xác để nói về thuộc tánh nầy là “chốt”. Nói cách khác là sự lựa chọn dứt khoát. Thí dụ như khách hàng nhìn thực đơn có trăm thứ để lựa rồi làm sự lựa chọn.

Thuộc tánh cần (viriya) là cơ phận mang tính lực đẩy. Thí dụ thuộc tánh cần như mã lực của một bộ máy. Thuật viriya dịch là cần có thể tạo sự hiểu lầm là sự cố

gắng. Người ta có thể cố gắng trong sự yếu ớt thất thế. Viriya ở đây không phải vậy mà là năng lượng (energy).

Thuộc tánh hỷ (pīti) là cơ phận mang tính hân hoan đối với cảnh. Thuộc tánh nầy thường bị lầm lẫn với thọ hỷ trong năm trạng thái của thuộc tánh thọ (vedanā). Thọ hỷ làm cảm giác hay cảm nhận thoải mái ở vị thế cảm biến thụ động của thọ trong lúc thuộc tánh hỷ là trạng thái hân hoan mang tánh chủ động. Thọ hỷ như một người gác cổng thấy vui vì người khách lịch sự thân thiện trong lúc thuộc tánh hỷ như một viên chức cao cấp thấy vui mừng vì người khách có khả năng là người hợp tác có nhiều tiềm lực. Có một chữ mà Ngài Hộ Tông thường dùng, mặc dù không phổ thông, nhưng rất tốt để dịch chữ pīti là phỉ (嚭)là thoả thích, no vui.

Thuộc tánh dục (chanda) là cơ phận nói lên ý muốn. Ý muốn nầy không nên hiểu là sự ham muốn của tham. Có thí dụ là một người bắn cung muốn bắn một mũi tên. Nếu gọi là tham đối với mũi tên thì không thể bắn đi vì sẽ mất mũi tên. Ý muốn bắt mũi tên là thuộc tánh dục.

Sáu thuộc tánh biệt cảnh dù nằm trong nhóm tợ tha (có thể là thiện, là bất thiện, hay không thiện không bất thiện) nhưng lại có nhiều liên hệ quan trọng đối với những bảng liệt kê về thiện pháp mà sau nầy sẽ đề cập tới. Rất cần thiết để người học hiểu chính xác về ý nghĩa của từ vựng trên cả hai phương diện vĩ mô và đại loại.

Từ vựng “biệt Cảnh (Pakiṇṇaka)” đối nghĩa với “Biến hành (Sabbacittasādhāraṇa)” ở đây có thể bị hiểu lầm là chỉ riêng cảnh nào đó. Thật ra nên hiểu là đối với sự kết hợp với tâm thì “có khi có, có khi không” trong lúc biến hành có nghĩa là “luôn có”.

Những trạng thái của các thuộc cảnh phải luôn luôn hiểu theo cách vĩ mô. Thí dụ tầm và tứ được thí dụ như con ong với hoa: bay đến với hoa là tầm và bay chung quanh là tứ. Nói theo cách nói thông thường là hai động thái trước sau. Theo cách vĩ mô không phải vậy thí dụ nói “dán dính” thì hai từ mang hai nghĩa như kỳ thật không trước không sau.

Phân chia thuộc tánh :

Bài học trước là: Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biến Hành

Bài học tiếp theo sẽ là: Thuộc Tánh Bất Thiện

Bài 35 Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biến Hành

 Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Ngày 21.10.2020

Bài 35

Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biến Hành

Cần nhắc lại là các thuộc tánh của tâm – cetasika- là những cơ phận hay thành tố của mỗi đơn vị cực vi của tâm (sát na tâm). Khi đề cập tới những thuộc tánh nầy nên hiểu theo cách vĩ mô chứ không phải nói theo tánh cách đại loại. Thí dụ bánh lái là bộ phận để điều hướng con tàu chứ không phải sự lái tàu của tài công.

Như đã đề cập, có ba loại thuộc tánh: tợ tha, bất thiện, tịnh hảo.

Tợ tha (Aññasamāna) đi với xấu thành xấu, đi với tốt thành tốt, đi với vô thưởng vô phạt thành trung tánh.

Biến hành (Sabbacittasādhāraṇa) nghĩa là có mặt trong tất cả.

Nhóm tợ tha biến hành có mặt trong tất cả tâm. Những ý nghĩa của nhóm thuộc tánh nầy đặc biệt quan trọng để hiểu về tâm pháp theo Thắng pháp Abhidhamma. Có tất cả 7 thuộc tánh tợ tha biến hành:

Thuộc tánh xúc (phassa) là cơ phận môi giới để tâm tiếp xúc với cảnh. Thí dụ tâm như một công ty thì thuộc tánh xúc như người để liên hệ (contact person) hay nếu tâm như con thuyền thì xúc như những trái độn treo trên mạn thuyền là cái nhận sự va chạm giữa con thuyền và bến đậu. Không nên hiểu xúc là sự gặp gỡ giữa căn, cảnh và thức như trong lý duyên khởi. Thuộc tánh xúc ở đây là một cơ phận của tâm.

Thuộc tánh thọ (vedanā) là cơ phận cảm biến sơ bộ khi tâm tiếp xúc với cảnh. Thí dụ tâm như một công ty thì thuộc tánh thọ như người làm ở bàn tiếp tân (reception) với khả năng nhận diện và xử lý trong chừng mực sơ khởi. Sớ giải thường dùng thí dụ như ngự trù nếm thực phẩm khi nấu cho vua: chỉ nếm để biết hương vị chứ không phải thưởng thức như nhà vua.

Thuộc tánh tưởng (saññā) là cơ phận đánh dấu và nhận biết cảnh qua ấn tượng. Thí dụ tâm như một công ty thì thuộc tánh tưởng như nhân viên lưu hồ sơ về khách

và nhận biết nhờ lục hồ sơ. Chính thuộc tánh nầy đóng vai trò hấp thụ, ký tính của tâm thức.

Thuộc tánh tư (Cetanā) là cơ phận chủ suý tạo tác. Thí dụ tâm như một công ty thì thuộc tánh tư giống như viên chức đề xuất chính sách hay giám đốc điều hành. Chính thuộc tánh nầy được xem trọng điểm của nghiệp và cũng có thể thể như vai trò của ý chí trong cuộc sống

Thuộc tánh nhất hướng (Ekaggatā) là cơ phận “gom lùa” các pháp đồng sanh cùng hướng vào một đối tượng. Có thể thí dụ chức năng của thuộc tánh nhất hướng như vai trò của một “whip” ở trong quốc hội Hoa Kỳ là làm sao các nghị viên cùng một đảng cùng tập chú vào một chương trình hành động. Trong sự tu tập tinh luyện nhất hướng trở thành định lực, một thiền chi quan trọng.

Thuộc tánh mạng quyền (Jīvitindriya) là cơ phận duy trì sự tồn tại. Thí dụ tâm như một công ty thì thuộc tánh mạng quyền như một phó giám đốc nội vụ chịu trách nhiệm về sự sống còn của guồng máy.

Thuộc tánh tác ý (manasikāra) là cơ phận hướng tâm vào một tiêu điểm của cảnh. Chữ tác ý ở đây mặc dù dịch sát với văn tự nhưng dễ tạo ngộ nhận trong ngôn ngữ tiếng Việt (…). Dịch đúng nghĩa là chữ tiêu cự (focus) nghĩa là lấy một điểm trong toàn cảnh. Thí dụ tâm như một công ty PR thì thuộc tánh tác ý như một viên chức ngoại vụ quyết định đối tượng nào nên nhắm tới trong hoạt động.

Bảy thuộc tánh tợ tha biến hành có nhiều vai trò cốt lõi trong sự vận hành của tâm thức. Khi liệt kê thì như nhau như nói về vai trò thì thuộc tánh thọ là thọ uẩn, thuộc tánh tưởng là tưởng uẩn, những thuộc tánh còn là thuộc hành uẩn – mà trong đó - thuộc tánh tư là chủ đạo.

Khi học về các thuộc tánh của tâm, cũng như đa phần trong Thắng Pháp, những thuật ngữ thường được hiểu theo từ vựng Hán Việt của cổ văn. Những chữ thọ, tưởng, tư… nên được định nghĩa theo lãnh vực chuyên môn chứ không nên dùng giải thích ngôn ngữ theo thường thức. Ngay cả đối với người Trung Hoa thì ý nghĩa của những từ ngữ nầy của thay đổi theo thời gian. Thí dụ chữ saññā dịch là “tưởng” trong chữ Hán được người Anh dịch là perception hay perceiving (nhận thức) trong lúc người Việt bình thường thì chữ tưởng được hiểu là thấy cái

nầy nghĩ là cái kia (như trông gà hoá cuốc). SỰ TINH XÁC LÀ YÊU CẦU QUAN TRONG Ở ĐÂY.

Khi đi vào ý nghĩa những thuộc tánh nầy người học nên lưu ý những ý nghĩa căn bản tinh xác nhất hơn là “tán rộng” vì sẽ dễ dàng lạc sang những ý tưởng ngoài đề. Đa số các giáo trình Thắng Pháp khi giải về bảy thuộc tánh tợ tha biến hành thường là “những sưu tập hỗn độn” kinh văn khiến người học hiểu sai về tánh cách vĩ mô của xúc, thọ, tưởng, tư ….

Phân chia thuộc tánh :

PHÂN CHIA CÁC THUỘC TÁNH TÂM

Phân loại Phân nhóm Thuộc tánh

Thuộc Tánh

của Tâm

(Cetasika) Tợ tha Tợ tha biến hành Xúc Thọ Tưởng Tư Định Mạng quyền Tác ý Biệt cảnh Tầm Tứ Thắng giải Cần Hỷ Dục Si phần (bất thiện biến hành) Si Vô tàm Vô quý Phóng dật Tham phần Tham Tà kiến

Bất thiện Ngã mạn Sân phần Sân Tật Lận Hối Hôn phần Hôn trầm Thùy miên Nghi phần Hoài nghi Tịnh Hảo Tịnh hảo biến hành Tín Niệm Tàm Quý Vô tham Vô sân Hành xả Tịnh thân Tịnh tâm Khinh thân Khinh tâm Nhu thân Nhu tâm Thích thân Thích tâm Thuần thân Thuần tâm Chánh thân Chánh tâm Giới phần Chánh ngữ Chánh nghiệp Chánh mạng Vô lượng phần Bi Tuỳ hỷ Tuệ phần Trí tuệ

Bài học trước là: Phân Chia Thuộc Tánh Của Tâm

Bài học tiếp theo sẽ là: Nhóm Thuộc Tánh Tợ Tha Biệt C

Bài 34 Phân Chia Thuộc Tánh Của Tâm

 Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Ngày 18.10.2020

Bài 34

Phân Chia Thuộc Tánh Của Tâm

Sự phân chia các thuộc tánh có ý nghĩa đặc biệt mà người học Thắng Pháp Abhidhamma cần nắm vững.

Ba loại thuộc tánh

Tổng cộng có 52 thuộc tánh của tâm chia thành 3 loại:

Loại Tợ Tha (đi với bất thiện thành bất thiện, đi với thiện thành thiện)

Loại Bất Thiện (là chất liệu phiền não)

Loại Tịnh Hảo (là chất liệu tốt, nhưng không hẳn là thiện, mặc dù đối ngược với bất thiện)

Trong Thắng Pháp chữ “tịnh hảo – sobhana” có ý nghĩa là tốt hay đẹp trong lúc chữ “thiện – kusala” là nói cho cái tốt đẹp có khả năng tạo quả lành. Tất cả cái thiện đều là tịnh hảo nhưng không phải cái gì là tịnh hảo đều là thiện. Thí dụ tâm của vị A la hán là tâm tịnh hảo nhưng không là tâm thiện.

Phải để ý tính cách quan trọng của phân nhóm các thuộc tánh

Đa số người học Thắng Pháp thường để ý từng thuộc tánh với ý nghĩa riêng biệt mà ít chú ý thuộc tánh đó thuộc nhóm nào. Thí dụ tại sao thuộc tánh ‘tà kiến” không nằm trong “nhóm si phần” mà nằm trong “nhóm tham phần” hay vô tham, vô sân thuộc “nhóm tịnh hảo biến hành” mà vô si thì không.

Loại tợ tha có hai nhóm là: nhóm biến hành và nhóm biệt cảnh

Loại bất thiện có năm nhóm: si phần, tham phần, sân phần, hôn thuỵ, hoài nghi

Loại tịnh hảo có bốn nhóm: tịnh hảo biến hành, giới phần, vô lượng phần, trí tuệ

Nên lưu ý những thuộc tánh “biến hành”

Biến hành trong sự phân chia các thuộc tánh có nghĩa là “có mặt trong tất cả”. “7 thuộc tánh biến hành” trong các loại tợ tha có mặt trong tất cả tâm điều nầy giải thích tại sao ngay cả thứ tâm muội lược nhất cũng có đủ 4 danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức). “4 thuộc tánh si phần” gọi là “thuộc tánh bất thiện biến hành” có mặt trong tất cả tâm bất thiện giải thích tại sao vô minh và ái đều là cội nguồi của toàn bộ khổ uẩn nhưng trong lý duyên khởi phải kể riêng. 19 thuộc tánh tịnh hảo biến hành có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo giải thích một cách rõ nét về bản chất của tâm tịnh hảo.

Nên hiểu theo cách nói vĩ mô khi phân loại

Theo cách nói đại loại (macro) thì tàm và quý là hai trạng thái riêng biệt nhưng trong cách nói vĩ mô (micro) cùng cả hai tồn tại trong những trong những tâm tịnh hảo. Thí dụ một người sống đàng hoàng không phải chỉ “đâu ra đó” trong cách xử thế (theo cách nói đại loại) mà còn rõ ràng trong những cử chỉ nhỏ nhặt (theo cách nói vĩ mô). Trong cách nói bình thường (đại loại) thì tàm và quý là hai pháp khác nhau nhưng phải hiểu theo cách vĩ mô thì mới thấy tại sao hai pháp đó cùng lúc có thể đồng hiện hữu trong một sát na tâm. Cũng như khi nói vị ngọt của đường rất khác với vị mặn của muối nhưng có trường hợp nấu chè nêm ít muối tạo thành vị ngọt khác với “vi ngọt không có muối”.

Pháp tánh hay trạng thái tự nhiên không thể hiểu theo thi thiết

Khi học về thuộc tánh của tâm, nếu lưu ý, người học sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều điểm không theo cách suy nghĩ lý luận thông thường mà dưa trên sự tự nhiên được ghi nhận. Thí dụ thuộc tánh hỷ (trong nhóm tợ tha biệt cảnh) không phải là thọ hỷ trong thuộc tánh thọ (trong nhóm tợ tha biến hành). Những thuộc tánh như xúc, thọ, tưởng, tư… đồng sanh trong một sát na tâm có thể gây “ngỡ ngàng” cho người quen với ý niệm “nhãn xúc sở sanh thọ” ..

Nói chung là trước khi đi sâu vào ý nghĩa của từng thuộc tánh người học cần hiểu tánh cách quan trọng và đặc biệt trong sự phân chia để quen dần với những ý niệm chỉ có thể tìm thấy trong Thắng pháp.

Trong ngôn ngữ Pàli và trong Thắng Pháp không có quy định rõ về mạo từ khi phân chia. Dù vậy trong giáo trình nầy tạm áp dụng phương cách sau:

52 thuộc tánh chi làm 3 loại, mỗi loại phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm thuộc tánh.

Thông thường khi phân loại giống đực, giống cái, bất thiện, tịnh hảo người ta nghĩ tới cái gì không thuộc hai nhóm “hắc bạch” là trung tính. Ở đây không phải vậy. Nhóm tợ tha đi với thiện là thiện mà đi với bất thiện thành bất thiện. Điểm nầy cần giải thích rõ hơn trong lớp học.

Phân chia thuộc tánh :

Bài học trước là: Thuộc Tánh Của Tâm

Bài học tiếp theo sẽ là: Nhóm Thuộc Tánh

Bài 33 Thuộc Tánh Của Tâm (Cetasika)

 Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Ngày 15.10.2020

Bài 33

Thuộc Tánh Của Tâm (Cetasika)

Theo Thắng Pháp Abhidhamma, có thể nói là kể cả toàn bộ Phật Pháp, tất cả hiện tượng của pháp hữu vi dù là đơn vị cực vi như mỗi sát na tâm pháp hay sắc pháp đều là sự kết cấu của nhiều thành tố. Trong trường hợp tâm thức thì sự kế cấu nầy đôi khi rất khó hiểu mặc dù hoàn toàn tương hợp với những gì khoa học trình bày ngày nay.

Sự gặp gỡ và phân ngã rẽ giữa Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng

Nói về tâm (citta) và những thuộc tánh (cetasika) không phải chỉ có trong Thắng Pháp Tạng mà Kinh Tạng cũng đề cập rất nhiều. Trong ngũ uẩn, thức uẩn là tâm còn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn là những thuộc tánh (cetasika). Điểm nầy rất cần lưu ý vì nhiều người quan niệm rằng Thắng Pháp dạy những gì rất xa lạ so với Kinh Tạng. Nói như vậy không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau. Đọc Kinh Tạng thường người ta có cảm tưởng thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn sanh khởi và tồn tại độc lập trong lúc Thắng Pháp dạy tâm và các thuộc tánh đồng sanh, đồng điệt, đồng nương một căn, đồng biết một cảnh. Hoàn toàn không có sự mâu thuẩn chỉ do hai cách trình bày nên có có khác biệt.

Hai cách nói vĩ mô (micro) và quy mô (macro) cần được nhận rõ ở đây

Như đã nói trong Phật Pháp dù là Kinh Tạng hay Thắng Pháp Tạng có sự khác biệt giữa cách nói đại loại hay quy mô (macro) và vĩ mô (micro). Theo cách nói đại loại thì núi non thuộc địa đại, sông hồ thuộc thuỷ đại… nhưng trong cách nói vĩ mô thì một hạt vi trần có đủ bốn đại. Sẽ rất khó hiểu nếu cố gắng tưởng tượng tại sao trong một sát na mà có những thành tố như xúc, thọ, tưởng, tư... Pháp sư Giác Chánh dùng thí dụ như một chút nước canh trên đầu đủa vẫn chứa đủ những hợp chất của nồi canh. Người học cần dùng nhiều thí dụ để hiểu điều nầy. Theo cách nói vĩ mô thì những ý nghĩa tín, niệm, tàm, quý… có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo và không nên hiểu những điều đó như cách hiểu bình thường.

Những khái niệm tốt xấu, thiện ác cần được hiểu một cách khác hơn thường thức

Thiện ác theo thường thức, đặc biệt là tôn giáo, có những điểm khác với Thắng Pháp khi nói về các thuộc tánh. Ăn năn hối hận sau khi làm điều ác được xem là thiện chí nhưng hối quá là thuộc tánh bất thiện. Có những thứ là trung tánh nhưng khi tu luyện trở thành chi thiền nhưng tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Nên “học với tâm thái hồn nhiên” hơn là đem những định kiến khi đào sâu vào các thuộc tánh.

Sự phân nhóm những thuộc tánh cho chúng ta biết nhiều những khía cạnh của tâm lý.

Có thể nói một trong những lợi ích lớn nhất của việc học Thắng Pháp là tính cách phân nhóm của các thuộc tánh. Thí dụ thuộc tánh tà kiến thuộc tham phần (thông thường người ta có thể hiểu tà kiến là si mê) hay thuộc tánh tư (cetana) có mặt trong tất cả tâm. Hiểu rõ những điều nầy cho chúng ta cái nhìn tinh tế hơn khi học Kinh Tạng hay Phật Pháp nói chung.

Sự kết hợp giữa tâm và các thuộc tánh cho chúng ta biết nhiều điểm tế nhị về tâm thức.

Một điểm khác rất thú vị và lợi ích khi học về các thuộc tánh của tâm là sự kết hợp giữa tâm và thuộc tánh. Như trường hợp tại sao thuộc tánh si có mặt trong tất cả tâm bất thiện hoặc cùng là “trung tánh” nhưng chia ra hai nhóm “biến hành” và “biệt cảnh”. Những tương hợp tạo nên những khía cạnh sống động khi nói về tâm thức.

Trong Phật học thuộc hệ Hán ngữ citta được dịch là “tâm vương” trong lúc cetasika được dịch là “tâm sở” được hiểu như một triều đình mà trong đó vua là chủ vị và các cận thần là phụ thuộc. Ý nghĩa nầy giống với hệ Pàli nhưng ở đây không dùng vì người ta có thể hiểu tâm vương, tâm sở là hai thứ tâm. Ngài Tịnh Sự dịch cetasika là sở hữu tâm cũng mang ý nghĩa là thuộc tánh của tâm nhưng trong tiếng Việt ngày nay sở hữu thường được hiểu là “làm chủ” cái gì đó nên trong giáo trình nầy chọn chữ thuộc tánh.

Thắng Pháp có cả “rừng thuật ngữ” Điều nầy tự nhiên bắt buộc phải xài nhiều từ Hán Việt. Vấn đề là trong chữ Hán có cách hiểu khác biệt giữa từ vựng cổ văn và kim văn. Lấy thí dụ chữ tác ý có thể hiểu là chủ tâm tạo tác mà cũng có ý nghĩa là tập chú (focus). Ý nghĩa đầu có thể dùng để dịch chữ cetanà (tác ý tạo nghiệp), ý nghĩa sau có thể dùng để dịch chữ manasikàra hay tập chú đối với cảnh như khi nói về thuộc tánh biến hành. Một thí dụ khác là chữ phóng dật. Phóng dật có thể hiểu là sự buông thả, giãi đãi mà cũng có nghĩa là giao động. Hai nhà dịch thuật tinh thông Hán Việt là HT Thích Minh Châu và HT Tịnh Sự đôi khi có sự trái ngược trong cách dịch do vấn đề nầ

Bài 32 Tổng Lược Về Tâm

 

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

 

Ngày 8.10.2020

 

Bài 32

 

Tổng Lược Về Tâm

 

 

Sau khi đã học qua phần tâm – citta nên lược lại một số khía cạnh mà qua đó tâm được phân loại. Ngoài sự phân loại, người học nên tạo sự quen thuộc đối với biểu đồ. Biểu đồ không những giúp cho dễ nhớ mà còn hỗ trợ nhiều trong sự nhận hiểu ý nghĩa của bài học.

 

Tâm được hiểu có một trạng thái: Sự biết cảnh hay thức uẩn

 

Tâm – citta , trong ý nghĩa đơn thuần nhất, là sự biết cảnh. Trong bốn danh uẩn thọ, tưởng, hành, thức thì thọ, tưởng, hành là những thuộc tánh (tâm sở) trong lúc thức thuộc chính là tâm. Tất cả tâm đều là sự hỗn hợp của bốn danh uẩn.  Giống như trong tất cả chất loãng có nước; khi được pha trộn với những hợp chất khác thì tạo nên nước biển, nước soup, nước mắt. Tuy nhiên nước có thể tồn tại không cẩn những hợp chất trong lúc tâm hay thức uẩn luôn đi với thọ, tưởng, hành, thức.

 

A picture containing text

Description automatically generatedBốn danh uẩn trong Thắng Pháp Tạng không thể quán sát riêng biệt mà chỉ có thể hiểu theo tư duy trong lúc theo Kinh tạng thì có thể quán sát từng uẩn riêng biệt. Đây là sự khác biệt giữa hai cách trình bày theo vĩ mô và quy mô.

 

 

Tâm được hiểu có hai phạm trù: Hiệp thế và siêu thế

 

Tâm Siêu thế chỉ biết cảnh nibbàna (niết bàn hay níp bàn) mang tánh đột phá khi nhân thức pháp vô vi hay pháp không do duyên tạo. Trong lúc tâm hiệp thế, mặc dù có trường hợp của biết cảnh nibbàna, nhưng hầu hết biết cảnh hữu vi hay sở tạo của duyên. Thí dụ như một người mới lớn lên chỉ quan tâm thưởng thức các gì thuộc về bản thân, do mình tạo (như tâm hiệp thế) nhưng đến một trình độ nào đó thì có thể cảm nhận được những giá trị không liên hệ gì với nhân ngã bỉ thử (thí dụ cho tâm siêu thế).

 

Có vài trường hợp tâm hiệp thế như tâm đại thiện và tâm đại tố (dục giới tịnh hảo) có thể biết cảnh níp bàn nhưng không có hiệu ứng như tâm đạo và tâm quả siêu thế (…)

 

Tâm được hiểu có ba vai trò trong cuộc sống: tiềm thức, cơ năng, xử lý

 

Có thứ tâm tiềm tàng trong cuộc sống gọi là bhavanga (tiềm thức). Có những thứ tâm xuất hiện khác biệt với tiềm thức tạm gọi là hoạt thức. Những hoạt thức có thể chia làm hai là loại tâm cơ năng (làm việc máy móc) và tâm xử lý.  Ba vị thế nầy được nêu rõ trong diễn trình tâm thức cho thấy sự tương quan giữa nhân và quả. Đây là sự tế nhị chỉ có thể tìm trong Thắng Pháp Tạng. Trong lúc Kinh Tạng chỉ có thể nói đại lược về nghiệp, quả và phiền não. Lấy thí dụ một người ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình theo Thắng Pháp Tạng thì thị giác biết cảnh đẹp là quả của quá khứ, cao hứng làm thơ thuộc về tâm xử lý (javana). Tài hoa có thể có thể là thói quen từ đời trước nhưng không phải là một thứ quả của nghiệp mà trái lại là nhân tạo quả (…)

 

Tâm được hiểu có bốn chủng loại: Tâm bất thiện, tâm thiện, tâm quả, tâm tố

 

Trong cái nhìn thường thức thì một người có tánh xấu hay đức tánh đáng quý có thể do nghiệp quá khứ từ nhiều đời trước. Thắng pháp tạng phân rõ tâm nào là quả, tâm nào là nhân, tâm nào không là quả cũng không là nhân. Sự phân định rõ ràng nầy tạo nên cái nhìn rất khác với cách hiểu bình thường.

 

Tâm bất thiện và tâm thiện là những tâm tạo quả

Tâm bất thiện là tâm phiền não hàm chứa vô minh và ái có năng lực chi phối không những trong tâm bất thiện và cả tâm thiện hiệp thế (…)

Tâm quả là những thứ tâm tạo thành do tâm thiện hay tâm bất thiện

Tâm tố hay tâm duy tác, ngoại trừ hai tâm khán ngũ môn và khán ý môn, là tâm của chư vị A la hán không còn vô minh và ái dục nên chỉ có hành động chứ không tạo quả.

 

Hai tâm khán ngũ môn và khán ý môn gọi là tâm tố vì thuần làm việc máy móc không là quả cũng không tạo quả.

 

Nên đọc lại tâm quả siêu thế (phalacitta) để hiểu sự khác biệt với các tâm quả hiệp thế (vipàkacitta )

 

 

Tâm được hiểu có bốn cảnh giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế

 

Sự phân loại nầy rất cần thiết nhưng có thể tạo nhiều ngộ nhận. Nên đọc từ cái sau ra trước thì dễ hiểu hơn:

 

Tâm siêu thế chỉ biết cảnh nibbàna.

Tâm vô sắc giới chỉ biết thiền cảnh vô sắc

Tâm sắc giới chỉ biết thiền cảnh sắc giới

 

Tâm dục giới là loại tâm đa nhiệm, đa sự, đa cảnh, đa năng. Tất cả chúng sanh không tu tập thì sống bằng tâm dục giới. Chư vị phạm thiên và các bậc chứng thiền ngoài lúc nhập thiền vẫn dùng tâm dục giới trong sinh hoạt bình thường. Chư vị thánh nhân ngoài lúc đắc đạo và nhập thiền quả cũng sử dụng tâm dục giới.

 

Chữ dục – kàma – trong dục giới thường được hiểu với ý nghĩa tiêu cực. Trong Thắng Pháp Tạng, kể cả Kinh Tạng, năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc gọi là năm dục trưởng dưỡng (kàmaguna). Từ ý nghĩa đó dẫn đến tâm dục giới nhưng không có nghĩa là các tâm dục giới luôn đi với dục vọng và chỉ biết có năm cảnh dục. Như trong khu thương mại không phải tất cả cơ sở đều là mua bán.

 

 

 

 

A close up of a logo

Description automatically generated

 

Bài học trước là: Tâm Quả Siêu Thế

Bài học tiếp theo sẽ là: Tổng lược về tâm

 

 

A picture containing drawing

Description automatically generated

Sunday, October 4, 2020

Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 31 Các Thứ Tâm Quả Siêu Thế - Chủ Nhật, ngày 4 tháng 10, 2020

 Thắng Pháp Abhidhamma

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY  4/10/2020 

Bài 31

 Các Thứ Tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta)

 Tâm quả siêu thế có 4 thứ:


1) Tâm sơ quả hay tu đà huờn quả (Sotāpattiphalacitta)


2) Tâm nhị quả hay tư đà hàm quả (Sakadāganiphalacitta).


3) Tâm tam quả hay A na hàm quả (Anāgamiphalacitta).


4) Tâm tứ quả hay A la hán quả  (Arahattaphalacitta)


Những tâm quả siêu thế có trạng thái giống tâm đạo siêu thế và cũng chỉ biết cảnh níp bàn. Tâm đạo chỉ sanh trong một sát na có công năng đoạn trừ kiết sử trong lúc tâm quả có thể sanh khởi nhiều sát na nhưng không có hiệu ứng đoạn phiền não như tâm đạo.


Nói đến tâm quả siêu thế là đề cập đến các bậc thánh trong Phật giáo mặc dù không phải các bậc thánh luôn sử dụng tâm quả nầy.


Bốn bậc thánh được gọi theo Kinh Tạng là đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn và đệ tứ sa môn.


Khi người Phật tử quy y Tam Bảo thì Tăng bảo được nêu rõ là “tứ song bát bối” hay “bốn đôi tám vị”. Là Phật tử cần hiểu và giữ lòng kính tin ở bốn bậc thánh nhân vì không có các ngài thì không có Tăng Bảo.


Bậc thánh tu đà huờn thành tựu trọn vẹn niềm tin Tam bảo và giới học tăng thượng.

Bậc thánh a na hàm là thành tựu viên mãn định học tăng thượng (Bậc tư đà hàm đang nghiêng về định học vì giảm thiểu dục ái và sân)

Bậc thánh a la hán viên mãn tự học tăng thượng


Có 5 cõi trong 31 cõi là năm cõi Tịnh Cư Thiên chỉ mà những bậc sanh vào đó hoàn toàn là những bậc thánh A na hàm với ngũ thiền. Theo sớ giải thì hiện các bậc thánh ở cõi nầy có chư vị đệ tử cûa cả bảy vị Phật kể từ Đức Thế Tôn Vipassi (Tỳ Bà Thi) tạọ thành ý nghĩa “thường trụ Tăng Bảo” và “năng lực thất Phật”


Đa số chư thánh nhân từ tam quả trở xuống thuộc tái sanh vào cảnh giới cao hơn. Nhưng Sớ giải cũng nêu trường hợp chư vị thánh tư đà hàm (nhị quả) có thể từ cõi chư thiên sanh vào cõi người để hoàn tất các công đoạn tu tập (ṭaṭṭha paṭvā idha parinibbāyī). 


Chư thánh A na hàm nếu chứng ngũ thiền sanh vào năm cõi tịnh cư thiên với sự sai biệt do 5 lực sai biệt là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực (Nếu vị a na hàm có 5 lực đồng đẳng thì sanh vào cõi Quảng Quả Thiên)


Chư vị a la hán có ba bậc: 


A. Toàn giác là bậc tự thân giác ngộ và có khả năng thiết lập giáo pháp.

B. Độc giác là bậc tự thân giác ngộ nhưng không có khả năng thiết lập giáo pháp.

C. Thinh văn giác là những bậc giác ngộ nhờ vào giáo pháp của chư Phật toàn giác. Khả năng tuyên thuyết giáo pháp tuỳ mỗi cá nhân.


(Chư vị A la hán cũng có thể chia theo bốn bậc sau:

1- A-la-hán Tam-minh (ṭevijjo arahaṭṭa)

2- Bậc A-la-hán Lục-thông (chaḷābhiññāṇa) 

3- Bậc A-la-hán Tuệ-phân-tích (paṭisamphidāpaṭṭa arahaṭṭa)

4- Bậc A-la-hán Nhất-minh (sukhavipassako) 


Bài học nầy chỉ liệt kê mà không giải rộng để không lạc đề)




 Hai thuật ngữ “hữu học – sekha” và “vô học – asekha” có thể bị nhầm lẫn là “có học” và “thiếu học” theo cách nói thông thường. Bậc sekha là bậc “cần tiến xa hơn trong sự tu tập” được kể gồm bảy bậc: sơ đạo, sơ quả, nhị đạo, nhị quả, tam đạo, tam quả, tứ đạo”. Bậc asekha có nghĩa là bậc viên giác, những gì cần làm đã làm. Bậc tứ đạo gọi là hữu học – sekha- có hiểu chút miễn cưỡng nhưng nên hiểu là hành trình vẫn còn “dù ở sát na tiếp theo”




  Những con số thất lai, nhất lai cần hiểu nhau:


Bậc thất lai (tu đà huờn) sanh lại cõi dục giới “tối đa” bảy lần không có nghĩa phải đủ bảy lần.


Bậc nhất lai cũng không nhất thiết phải trở lại cõi dục giới một lần như là sự bắt buộc.




 Người thế gian có học vị không hẳn kiến thức hoàn toàn hơn người không có học vị. Các bậc thánh được hiểu cao thấp là do kiết sử đoạn tận ra sau chứ không phải về mặt tri kiến. Tôn giả Ananda trong thời gian dài chỉ là bậc sơ quả nhưng kiến văn về giáo pháp của Ngài vượt xa nhiều bậc A la hán. 


 



Nói về tâm quả siêu thế nên hiểu thêm về các bậc thánh trong Phật pháp.


Tất cả chư vị thánh cuối cùng đều đạt đến cảnh giới hoàn toàn giải thoát chứ không phải quả vị nào mãi mãi đứng yên một chỗ.


Hàng thánh thinh văn chính là Tăng Bảo trong ba ngôi báu.


 


Các tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta) trong biểu đồ chư pháp:




Bài học trước là: Tâm Quả Siêu Thế

Bài học tiếp theo sẽ là: Tổng lược về tâm



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


T
     Thảo luận 1

      Thảo luận 2.  

      Thảo luận 3. T
      
      Thảo luận 4

      Thảo luận 5


 III Trắc Nghiệm

Thursday, October 1, 2020

Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 30 Tâm Quả Siêu Thế - Thứ Năm, ngày 1 tháng 10, 2020

 Thắng Pháp Abhidhamma

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY  1/10/2020 

Bài 30

 Tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta)

 Tâm quả siêu thế là những tâm do tâm đạo siêu thế tạo thành theo nguyên lý “nhân quả ” mặc dù chỉ là sát na trước và sát na sau. Nguyên lý nhân quả được hiểu là do thuộc tánh tư (cetanā) trong tâm thiện tạo thành tâm quả - trong trường hợp nầy là tâm thiện siêu thế hay tâm đạo (maggacitta).

 Những điểm tương đồng  tâm tâm thiện, tâm quả trong các loại tâm dục giới tịnh hảo, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế.

 Rất cần để ôn lại một số đặc điểm của các tâm quả:

 (Nên nhắc thêm 12 tâm bất thiện chỉ tạo 7 tâm quả bất thiện vô nhân mà trong đó chỉ có tâm quan sát quả bất thiện làm việc tục sinh, tiềm thức, mệnh chung cho những chúng sanh trong cõi khổ như địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, a tu la)

 Tâm thiện dục giới tạo 16 tâm quả: trong đó 8 tâm thuộc về ngũ quan quả thiện và 3 tâm cơ năng (tiếp nhận, quan sát thọ xả và quan sát thọ hỷ) cộng với 8 tâm quả dục giới tịnh hảo.

 5 tâm thiện sắc giới tạo 5 tâm quả sắc giới

 4 tâm thiện vô sắc giới tạo 4 tâm quả vô sắc giới

 20 tâm thiện siêu thế (tâm đạo) tạo 20 tâm quả siêu thế

 8 tâm quả dục giới tịnh hảo, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới và 20 tâm quả siêu thế cùng biết một cảnh với tâm thiện tương ứng, thí dụ như tâm quả không vô biên thì cũng biết cảnh giới tâm thiện không vô biên; tâm nhị quả tam thiền cũng biết cảnh níp bàn như tâm nhị đạo tam thiền. 

Những tâm quả tịnh hảo kể trên (trừ tâm quả vô nhân) thì có cùng những đặc tánh với tâm thiện. Thí dụ tâm quả tho hỷ hợp trí vô trợ thì tạo nên bởi tâm thiện tho hỷ hợp trí vô trợ.

 Thế thì tâm thiện và tâm quả (trừ tâm quả vô nhân) khác ở điểm nào? Tâm thiện tạo được quả còn tâm quả không tạo được gì. Tâm thiện làm việc xử lý cảnh (javana) mà trong đó thuộc tánh tư (cetanà) là tác nhân tạo nghiệp chính yếu). Các tâm quả tịnh hảo hiệp thế  làm các phần hành tục sanh, tiềm thức và mệnh chung (trong trường hợp tâm quả dục giới tịnh hảo còn làm vai trò dư hưởng (…)

 Những khác biệt trong tâm đạo và tâm quả siêu thế so với tâm dục giới tịnh hảo, sắc giới, vô sắc giới

 Để hiểu sự khác biệt giữa các tâm quả trước hết nhìn vào biểu đồ sau đây:

 

 

 

Thời gian trỗ quả

chức năng

Tâm quả dục giới tịnh hảo

hiện báo, sanh báo và hậu báo

tục sinh, tiềm thức, mạng chung, dư hưởng

Tâm quả sắc  giới

Sanh báo

tục sinh, tiềm thức, mạng chung

Tâm quả vô sắc  giới

Sanh báo

tục sinh, tiềm thức, mạng chung

Tâm quả siêu thế

hiện báo

Xử lý cảnh

 

Chú thích:

Hiện báo là trỗ quả trong hiện kiếp, sanh báo là dẫn đi tái sanh kiếp kế tiếp, hậu báo là trỗ quả từ kiếp thứ ba trở đi.

 Tục sinh là tâm khởi đầu kiếp sống quyết định nhiều lãnh vực trọn kiếp sống; tiềm thứ (bhavanga) giống trạng thái tâm tục sinh tính từ sát na thứ hai cho đến áp chót mang chức trì nghiệp (hộ kiếp); tâm mệnh chung là sát na tâm cuối cùng của kiếp sống có thể do hết thọ mạng hay bị chi phối bởi chướng nghiệp hoặc đoạn nghiệp.

 Tâm xử lý (javana) là tâm không thuộc tiềm thức, ngũ quan, cơ năng mà xử lý đối với cảnh trong diễn trình tâm thức.

 Mặc dù tâm quả siêu thế trỗ theo cách hiện báo nghiệp nhưng nên hiểu là sau sát na tâm đạo thì lập tức tâm quả siêu thế sanh khởi không có gián đoạn thời gian (akàliko)

 Vậy tâm quả siêu thế có phần hành gì?

Tâm quả siêu thế sanh sau tâm đạo là sự sanh khởi đương nhiên như bóng đèn bật sáng (tâm đạo) và ánh sáng tiếp tục (tâm quả).

 Tâm quả siêu thế có đặc điểm là trong đời sống bình thường có thể phát khởi do ý chí, một điều không thể được đối với các loại tâm quả dục giới tịnh hảo, sắc giới, vô sắc giới. Có nghĩa là như một vị thánh tu đà huờn trong đời sống hằng ngày muốn nhập thiền quả lấy níp bàn làm án xứ thì có thể khiến tâm sơ quả sanh khởi như ý vì tâm quả siêu thế làm việc javana (xử lý).

 Các tâm quả siêu thế là “phiên bản” của tâm đạo nên mặc dù lấy niết bàn làm cảnh nhưng không có lực sát trừ phiền não như tâm đạo.

 Chư thánh nhân có sống với tâm quả siêu thế?

 Chư thánh nhân chỉ dùng tâm quả để nhập thiền quả. Trong đời sống hằng ngày các Ngài dùng nhiều thứ tâm. Riêng chư vị A la hán thường dùng tâm đại tố dục giới. Điểm nầy cần lưu ý vì thường có hiểu lầm là chư thánh nhân sống hằng ngày bằng tâm quả. Tâm quả chỉ biết cảnh níp bàn.

  

 


Trong tâm siêu thế có từ vựng tâm quả dịch chữ phala trong lúc trong các tâm quả hiệp thế thì tâm quả dịch từ chữ vipàka. Phala là trái kết thành do hoa (mang tính chóng vánh) còn vipàka là trái từ hạt giống (trãi qua quá trình dâm chồi nảy lộc, cây con, cây lớn, đơm hoa kết trái). Trong Phật học tiếng Việt có thể tạm gọi phalacitta tâm quả siêu thế, vipàka là tâm quả dị thục. Trong trường hợp nầy khó tìm chữ tương đương.

 

 


 Cụm từ đắc chứng đạo quả thường khiến người ta hiểu là đắc thành quả vị tu hành giống như trong ý nghĩa đạo quả được nói đến trong Thắng Pháp. Kỳ thật thì trong văn hoá Phật giáo Việt Nam quả vị thường được hiểu như duyên giác, bồ tát, thanh văn… ý nghĩa RẤT KHÁC với tâm quả siêu thế là thành quả của tâm đạo siêu thế ở đây.

 


Một người học trò được đạo tạo trong một trường phái nghệ thuật, tư tưởng … tuy có thể làm nên những tác phẩm hay tư tưởng có tầm cở nhưng không thể tạo ảnh hưởng như vị thầy đặc biệt trong trường hợp chỉ là “phiên bản” của người đi trước. Tâm quả siêu thế cũng là trạng thái cao siêu nhưng không tạo nên ảnh hưởng đột phá như tâm đạo.

 

 

Tâm quả siêu thế là những “phiên bản” của tâm đạo nhưng không có công năng sát trừ phiền não.

 Tâm quả siêu thế chỉ làm việc xử lý cảnh không làm các việc tục sinh, tiềm thức, mệnh chung. Chư vị thánh tu đà huờn, tư đà hàm, a na hàm không tái sanh bằng tâm quả siêu thế

 Tâm quả chỉ được dùng để hồi quán niết bàn.

 


Tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta) trong biểu đồ chư pháp: 



Bài học trước là: Các Thứ Tâm Đạo

Bài học tiếp theo sẽ là: Các Thứ Tâm Quả Siêu Thế



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

T
     Thảo luận 1. Thảo luận 1. Bốn thứ tâm thiện  dục giới tịnh hảo, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế biết cảnh thiện, án xứ thiền định và níp bàn. Cảnh của tâm trong trường hợp nầy ảnh hưởng thế nào đối với tâm? - TT Pháp Đăng

      Thảo luận 2.  Nếu một vị chứng quả nhập lưu chắc chắn sẽ giải thoát thì có cần nỗ lực tu tập chăng? - ĐĐ Pháp Tín

      Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận

      
      Thảo luận 4

      Thảo luận 5


 III Trắc Nghiệm