Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Bài 31
Các Thứ Tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta)
Tâm quả siêu thế có 4 thứ:
1) Tâm sơ quả hay tu đà huờn quả (Sotāpattiphalacitta)
2) Tâm nhị quả hay tư đà hàm quả (Sakadāganiphalacitta).
3) Tâm tam quả hay A na hàm quả (Anāgamiphalacitta).
4) Tâm tứ quả hay A la hán quả (Arahattaphalacitta)
Những tâm quả siêu thế có trạng thái giống tâm đạo siêu thế và cũng chỉ biết cảnh níp bàn. Tâm đạo chỉ sanh trong một sát na có công năng đoạn trừ kiết sử trong lúc tâm quả có thể sanh khởi nhiều sát na nhưng không có hiệu ứng đoạn phiền não như tâm đạo.
Nói đến tâm quả siêu thế là đề cập đến các bậc thánh trong Phật giáo mặc dù không phải các bậc thánh luôn sử dụng tâm quả nầy.
Bốn bậc thánh được gọi theo Kinh Tạng là đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn và đệ tứ sa môn.
Khi người Phật tử quy y Tam Bảo thì Tăng bảo được nêu rõ là “tứ song bát bối” hay “bốn đôi tám vị”. Là Phật tử cần hiểu và giữ lòng kính tin ở bốn bậc thánh nhân vì không có các ngài thì không có Tăng Bảo.
Bậc thánh tu đà huờn thành tựu trọn vẹn niềm tin Tam bảo và giới học tăng thượng.
Bậc thánh a na hàm là thành tựu viên mãn định học tăng thượng (Bậc tư đà hàm đang nghiêng về định học vì giảm thiểu dục ái và sân)
Bậc thánh a la hán viên mãn tự học tăng thượng
Có 5 cõi trong 31 cõi là năm cõi Tịnh Cư Thiên chỉ mà những bậc sanh vào đó hoàn toàn là những bậc thánh A na hàm với ngũ thiền. Theo sớ giải thì hiện các bậc thánh ở cõi nầy có chư vị đệ tử cûa cả bảy vị Phật kể từ Đức Thế Tôn Vipassi (Tỳ Bà Thi) tạọ thành ý nghĩa “thường trụ Tăng Bảo” và “năng lực thất Phật”
Đa số chư thánh nhân từ tam quả trở xuống thuộc tái sanh vào cảnh giới cao hơn. Nhưng Sớ giải cũng nêu trường hợp chư vị thánh tư đà hàm (nhị quả) có thể từ cõi chư thiên sanh vào cõi người để hoàn tất các công đoạn tu tập (ṭaṭṭha paṭvā idha parinibbāyī).
Chư thánh A na hàm nếu chứng ngũ thiền sanh vào năm cõi tịnh cư thiên với sự sai biệt do 5 lực sai biệt là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực (Nếu vị a na hàm có 5 lực đồng đẳng thì sanh vào cõi Quảng Quả Thiên)
Chư vị a la hán có ba bậc:
A. Toàn giác là bậc tự thân giác ngộ và có khả năng thiết lập giáo pháp.
B. Độc giác là bậc tự thân giác ngộ nhưng không có khả năng thiết lập giáo pháp.
C. Thinh văn giác là những bậc giác ngộ nhờ vào giáo pháp của chư Phật toàn giác. Khả năng tuyên thuyết giáo pháp tuỳ mỗi cá nhân.
(Chư vị A la hán cũng có thể chia theo bốn bậc sau:
1- A-la-hán Tam-minh (ṭevijjo arahaṭṭa)
2- Bậc A-la-hán Lục-thông (chaḷābhiññāṇa)
3- Bậc A-la-hán Tuệ-phân-tích (paṭisamphidāpaṭṭa arahaṭṭa)
4- Bậc A-la-hán Nhất-minh (sukhavipassako)
Bài học nầy chỉ liệt kê mà không giải rộng để không lạc đề)
Hai thuật ngữ “hữu học – sekha” và “vô học – asekha” có thể bị nhầm lẫn là “có học” và “thiếu học” theo cách nói thông thường. Bậc sekha là bậc “cần tiến xa hơn trong sự tu tập” được kể gồm bảy bậc: sơ đạo, sơ quả, nhị đạo, nhị quả, tam đạo, tam quả, tứ đạo”. Bậc asekha có nghĩa là bậc viên giác, những gì cần làm đã làm. Bậc tứ đạo gọi là hữu học – sekha- có hiểu chút miễn cưỡng nhưng nên hiểu là hành trình vẫn còn “dù ở sát na tiếp theo”
Những con số thất lai, nhất lai cần hiểu nhau:
Bậc thất lai (tu đà huờn) sanh lại cõi dục giới “tối đa” bảy lần không có nghĩa phải đủ bảy lần.
Bậc nhất lai cũng không nhất thiết phải trở lại cõi dục giới một lần như là sự bắt buộc.
Người thế gian có học vị không hẳn kiến thức hoàn toàn hơn người không có học vị. Các bậc thánh được hiểu cao thấp là do kiết sử đoạn tận ra sau chứ không phải về mặt tri kiến. Tôn giả Ananda trong thời gian dài chỉ là bậc sơ quả nhưng kiến văn về giáo pháp của Ngài vượt xa nhiều bậc A la hán.
Nói về tâm quả siêu thế nên hiểu thêm về các bậc thánh trong Phật pháp.
Tất cả chư vị thánh cuối cùng đều đạt đến cảnh giới hoàn toàn giải thoát chứ không phải quả vị nào mãi mãi đứng yên một chỗ.
Hàng thánh thinh văn chính là Tăng Bảo trong ba ngôi báu.
Các tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta) trong biểu đồ chư pháp:
Bài học trước là: Tâm Quả Siêu Thế
Bài học tiếp theo sẽ là: Tổng lược về tâm